ASEAN+3 bàn cách đối phó khủng hoảng kinh tế

18:47 25/02/2009

Các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc (ASEAN+3) đã nhất trímở rộng Sáng kiến Chiang Mai lên 120 tỉ USD để đối phó với khủng hoảngtài chính toàn cầu.
Các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc (ASEAN+3) đã nhất trímở rộng Sáng kiến Chiang Mai lên 120 tỉ USD để đối phó với khủng hoảngtài chính toàn cầu.

Bộ trưởng Tài chính các nước ASEAN+3 đã nhóm họp tại Phuket, Thái Lan hôm 22-2 và thông qua "Kế hoạch hành động về tăng trưởng kinh tế và khôi phục tài chính". Nội dung chính của cuộc họp là mở rộng Sáng kiến Chiang Mai từ 80 tỷ USD lên 120 tỷ USD. Trong đó, ASEAN đóng góp 20%, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đóng góp 80%.

Theo Chương trình hành động này, các bên phải đạt được nhất trí về tỷ lệ góp vốn của mỗi nước, quyết sách và cơ chế vận hành của ngân hàng dự trữ ngoại tệ… vào tháng 5-2009, tức là tại hội nghị Bộ trưởng Tài chính 10+3 lần tới diễn ta ở Bali, Indonesoa. Khu vực ASEAN+3 sẽ xây dựng cơ chế kiểm tra kinh tế khu vực độc lập, tăng cường năng lực kiểm tra kinh tế khu vực.

Sáng kiến Chiang Mai được đưa ra vào năm 1997 nhằm thành lập một hệ thống ngăn ngừa khủng hoảng tài chính trong khu vực thông qua các hoạt động hoán đổi tiền tệ. Theo thỏa thuận mới nhất giữa các nước, Sáng kiến Chiang Mai cũng sẽ được chuyển đổi từ cơ chế hoán đổi song phương sang đa phương, nghĩa là nếu 1 nước thành viên đề nghị được hỗ trợ do khủng hoảng tài chính, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 sẽ lập tức quyết định vấn đề này.

Đây là lần đầu tiên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc triệu tập Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Tài chính kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm ngoái đến nay. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đối với các nước châu Á ngày càng hiện rõ. Các nước châu Á, nhất là những nước càng mở cửa, đang bị tác động mạnh. Singapore, Thái Lan đã thi hành biện pháp kích thích kinh tế trọn gói, nhưng cũng rất khó nhanh chóng khôi phục.

Như vậy, các nước quyết định mở rộng Sáng kiến Chiang Mai để ngăn chặn khả năng 1 cuộc khủng hoảng tài chính mới lan sang châu Á, nhất là trong bối cảnh nhiều nền kinh tế mới nổi tại Đông Âu đang đứng trước nguy cơ không trả được nợ. Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore là những nước có dự trữ ngoại tệ hàng đầu thế giới và lượng vốn 120 tỷ USD của quỹ đủ để bình ổn thị trường tài chính khu vực, cũng như ngăn chặn sự tấn công của các quỹ đầu cơ.

Bên cạnh đó, sự mở rộng của Sáng kiến Chiang Mai và thay đổi trong cơ cấu hoán đổi tiền tệ là bước tiến quan trọng trong việc thành lập một quỹ tiền tệ châu Á. Các nước trong khu vực đã nhiều lần kêu gọi thành lập quỹ này với lý do nguồn vốn hỗ trợ từ IMF đòi hỏi phải tái cơ cấu liên tục và gây phương hại cho các quốc gia châu Á.

VIỆT ANH (theo CRI, KBS)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích