Bổ khuyết mục tiêu phát triển công nghiệp thành phố

17:47 28/05/2009

Sáng 27-5, ông Nguyễn Văn Thuận - UVTW đảng, Bí thư Thành uỷ đã chủ trìcuộc họp Ban Thường vụ Thành uỷ sơ kết và bổ khuyết thực hiện Nghịquyết 03-NQ/TU của Ban Thường vụ khoá XIII về phát triển công nghiệpthành phố đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Trong giai đoạn 2006-2008 tăng trưởng GDP công nghiệp thành phố đạt 14,45%, tỷ trọng chiếm 31,4%, giá trị sản xuất bình quân đạt 18,3%, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 279,3 triệu USD chiếm 85% tổng kim ngạch toàn thành phố, với tốc độ tăng trưởng 22,4%...

Tuy nhiên từ đầu năm 2009 đến nay do hậu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát, cùng với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trưởng công nghiệp nói chung bị chậm lại, giá trị sản xuất 4 tháng đầu năm chỉ tăng 7,1% so với cùng kỳ 2008.

Tính đến hết năm 2008 trên địa bàn thành phố có 12.899 cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng khoảng 202.338 lao động, chiếm 30,7% tổng lao động khu vực phi nông nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp khoảng 79.642 tỷ đồng tăng bình quân 37,78% trong 3 năm, doanh thu thuần 63.743 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.155 tỷ đồng.

Riêng năm 2008 các doanh nghiệp công nghiệp đóng góp cho ngân sách thành phố 1.440 tỷ đồng chiếm 30,1% tổng thu nội địa. Trong đó 9 ngành được Nghị quyết 03 xác định là chủ lực luôn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng giá trị công nghiệp toàn thành phố, lớn nhất là cơ khí vận tải 21,7%, thấp nhất là sản xuất máy móc thiết bị 1,5%.

Về thu hút đầu tư vào các khu cụm công nghiệp, tính đến hết năm 2008 có 86 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 988 triệu USD, 19 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 11.485 tỷ đồng, các khu cụm giải quyết việc làm cho khoảng 24.600 lao động. Vốn đăng ký đầu tư hạ tầng công nghiệp đạt 613 triệu USD, đưa tổng vốn đăng ký thu hút vào các khu cụm công nghiệp toàn thành phố lên 1,6 tỷ USD.

Nhìn chung trong 3 năm thực hiện, công nghiệp thành phố đã bám sát mục tiêu phát triển được Ban Thường vụ đề ra trong Nghị quyết 03, Hải Phòng vẫn là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó một số yếu kém cũng được nhìn nhận như hiệu quả sản xuất hạn chế, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, năng lực cạnh tranh thiếu ổn định, ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp…

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã phát biểu ý kiến phân tích đánh giá về những hạn chế nêu trên, đề xuất giải pháp khắc phục. Giám đốc Sở Khoa học-công nghệ Bùi Thanh Tùng nêu bật sự tồn tại bất cập trước tình trạng chuyển giao công nghệ lạc hậu, trong đó của Trung Quốc và các nước khu vực chiếm tới 3/4, điều này đang làm giảm tiến trình hiện đại hoá, khắc phục sự cố môi trường cũng như hạn chế chương trình tiết kiệm năng lượng.

Giám đốc Sở Công thương Đỗ Quang Thịnh thì cho rằng thành phố cần quy hoạch cụ thể việc phát triển các cụm công nghiệp, đa dạng hoá ngành nghề, chú trọng xử lý ô nhiễm môi trường và thành lập cơ sở giám định công nghệ để tư vấn tham mưu cho thành phố…

Các đại biểu cũng thảo luận về nội dung bổ khuyết  mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nghị quyết đến năm 2010 và 2020. Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư thành uỷ Nguyễn Văn Thuận đã xác định: phải thực hiện tốt quan điểm phát triển công nghiệp hướng mạnh về xuất khẩu, sản phẩm 9 ngành chủ lực phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển.

Bên cạnh đó phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phát triển mạnh các khu cụm công nghiệp, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước; gắn việc đổi mới ứng dụng công nghệ tiên tiến với phát triển bền vững, chú trọng phát triển nhân lực cho ngành công nghiệp, đi đôi với việc xây dụng và tổ chức tốt đề án phát triển tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

MINH THẮNG


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích