19:31 07/03/2022 Để bảo đảm cho việc tổ chức thi hành các quy định về cư trú và quản lý cư trú đúng mục đích và có hiệu quả, thực hiện đúng Hiến pháp và pháp luật bảo đảm thực hiện tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời thực hiện tốt với nhiệm vụ xây dựng, phát triển KT-XH, củng cố QP-AN, bảo đảm TTATXH. Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Cư trú năm 2006, Điều 3, Luật Cư trú năm 2020 đã quy định rõ 5 nguyên tắc trong cư trú, quản lý cư trú. Các nguyên tắc này có vị trí quan trọng trong hệ thống các quy phạm về cư trú và quản lý cư trú; là phương châm, định hướng, xuyên suốt hoạt động cư trú, quản lý cư trú. Cụ thể là các nguyên tắc sau:
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
2. Bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển KT-XH, củng cố QP-AN, bảo đảm TTATXH.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký cư trú phải đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú phải bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả.
4. Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.
Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Cư trú năm 2006, Luật Cư trú năm 2020 quy định các nguyên tắc cụ thể về cư trú và quản lý cư trú, theo đó có 4 nguyên tắc được cụ thể từ Luật Cư trú năm 2006 và bổ sung nguyên tắc tại khoản 5 Điều này: “5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.
Đây là nguyên tắc quan trọng, cụ thể hóa và xác định mọi hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở cụ thể Điều 23 Hiến Pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định, các quan điểm, chủ trương của Đảng về đảm bảo ANTT nói chung và trong hoạt động đăng ký, quản lý cư trú nói riêng. Nguyên tắc này cũng nhằm mục đích cụ thể hóa trách nhiệm của cán bộ làm công tác về đăng ký, quản lý cư trú, cũng như trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải luôn thực hiện tốt quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú.
Đồng thời, khoản 4 Điều này đã bổ sung và quy định cụ thể hơn nguyên tắc: Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.
Luật Cư trú năm 2020 thay thế việc quản lý cư trú (thường trú, tạm trú) từ phương thức thủ công bằng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin. Cụ thể là quản lý bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chạy trên mạng internet. Thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú của mỗi công dân đều là trường thông tin dữ liệu số được cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Do đó, việc bổ sung nguyên tắc này là cần thiết.
KC
09:55 05/11/2024
14:35 31/10/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão