CSGT xử lý vi phạm còn quá ít

20:59 29/08/2011

Mặc dù chế tài xử phạt người sử dụng rượu bia, có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức độ cho phép điều khiển phương tiện trên đường giao thông rấtnghiêm khắc nhưng để áp dụng vào thực tế đời sống còn rất hạn chế.
Mặc dù chế tài xử phạt người sử dụng rượu bia, có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức độ cho phép điều khiển phương tiện trên đường giao thông rấtnghiêm khắc nhưng để áp dụng vào thực tế đời sống còn rất hạn chế.

Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 quy định: “Truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù từ 3 năm đến 10 năm đối với người lái xe vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng sức khoẻ của con người hoặc tài sản trong tình trạng có sử dụng bia, rượu mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định” (điểm b, khoản 2, Điều 202).

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về giới hạn nồng độ cồn cho phép đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông: “Nghiêm cấm điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50miligam/100ml máu hoặc 0,25miligam/1 lít khí thở”. Mới nhất là Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn thành 2 mức đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và 3 mức đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng. Trong đó mức phạt cao nhất là: “Phạt tiền từ 4-6 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 ngày và tạm giữ phương tiện đến 10 ngày đối với người điều khiển xe ô tô; phạt tiền từ 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 ngày và tạm giữ phương tiện đến 10 ngày đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy…”.

Đối với những trường hợp vi phạm hành vi này mà gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe vô thời hạn. Tuy nhiên đến nay, việc đưa các chế tài xử lý hành chính đối với người vi phạm về nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở vượt quá ngưỡng cho phép đi vào thực tế cuộc sống còn rất hạn chế. Theo báo cáo của Vụ ATGT, Bộ Giao thông vận tải, việc đưa chế tài này vào áp dụng xử lý mới chỉ triển khai được ở các thành phố lớn, khu đô thị trung tâm, còn theo thống kê của Cục CSGT bộ-sắt Bộ Công an, số lượt đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính về lỗi quá nồng độ cồn trong máu, hoặc khí thở chiếm tỷ lệ rất thấp, không vượt quá vài % trong tổng số các lỗi vi phạm.

Ở Hải Phòng, đến nay, Phòng CSGT (PC67) Công an thành phố là đơn vị duy nhất có đủ điều kiện máy móc, thiết bị để kiểm tra, xử lý lỗi vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Các đơn vị công an quận, huyện và phòng nghiệp vụ khác chưa thể thực hiện được nhiệm vụ kiểm tra xử lý lỗi vi phạm này vì chưa được trang bị máy móc, tập huấn nghiệp vụ.

Thời gian qua, Phòng PC67 chỉ đạo các tổ, trạm, đội trực thuộc tập trung làm mạnh lỗi vi phạm về nồng độ cồn. Tuy nhiên, kết quả thu được còn rất “khiêm tốn” cả về số lượng, mức độ xử lý; có thể nói không đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra.

Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2011, đã kiểm tra, xử lý 74.433 trường hợp vi phạm về TTATGT, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 26,77 tỷ đồng; tăng 1,2 lần về số trường hợp và tăng 1,25 lần về số tiền phạt so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, số lượt đối tượng bị kiểm tra, xử lý về lỗi vi phạm nồng độ cồn mới chỉ khoảng 300 trường hợp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, có thể nói không đáng kể so với các lỗi vi phạm khác.

Theo CBCS CSGT làm nhiệm vụ trên các tuyến giao thông, quá trình thực hiện nhiệm vụ xử lý lỗi vi phạm về nồng độ cồn gặp không ít khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan. Trước hết, có thể nói tập quán uống và sản xuất rượu, bia đã trở thành thói quen và truyền thống lâu đời ở nước ta. Ở một khía cạnh nhất định, uống rượu bia thể hiện nét văn hoá và nếp sống của người Việt, vì vậy trong sinh hoạt ăn uống, trong các nghi thức hiếu, hỷ; lễ, tết đều khó có thể tránh được tục lệ uống rượu, bia.

Về chủ quan, máy móc thiết bị phục vụ nhiệm vụ này còn thiếu thốn, ít thông dụng. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, CSGT phát hiện, xử lý lỗi vi phạm nồng độ cồn thường là gián tiếp, từ kiểm tra, xử lý lỗi vi phạm khác. Hơn nữa, đối với người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia hoặc say xỉn thường có thái độ bất hợp tác; thậm chí chống đối lực lượng chức năng cho nên CBCS thường có tâm lý e ngại...

Thượng tá Phạm Hải, Phó trưởng phòng PC67 cho biết, hành vi điều khiển ô tô, xe gắn máy trong người đã có rượu bia vượt quá mức cho phép là rất nguy hiểm, đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT. Vì vậy, lãnh đạo Phòng PC67 sẽ chỉ đạo các trạm, đội tập trung cao kiểm tra, xử lý nghiêm. Nếu phát hiện người điều khiển phương tiện chạy xe loạng choạng, mặt đỏ… do sử dụng rượu bia, CSGT sẽ cho dừng phương tiện để kiểm tra ngay. 

ĐOÀN LANH


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông