Đổi mới thành phần soạn thảo luật

15:15 27/05/2013

Ngày 25-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về quyết toán ngân sách nhànước năm 2011; nghe thành viên Chính phủ đọc tờ trình về dự án Luật sửađổi Điều 170, Luật doanh nghiệp và thảo luận một số ý kiến về dự án Luật KH&CN (sửa đổi); bầu ông Nguyễn Hữu Vạn, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cailàm Tổng kiểm toán nhà nước, với 68,8% phiếu thuận, thay cho ông Đinh Tiến Dũng vừa được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH HP tại phiên thảo luận tổ
Đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH HP tại phiên thảo luận tổ

Trước đó, thảo luận về Luật cư trú (sửa đổi), đại biểu Trần Ngọc Vinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng cho rằng, Dự thảo Luật quy định một số vấn đề nhằm quản lý việc nhập cư vào 5 thành phố lớn. Nếu chỉ quy định như vậy thì có cần thiết phải sửa đổi luật hay không, có phù hợp với Điều 68 Hiến pháp 1992 và một số Luật khác không? Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu và nên có những giải pháp mang tính đồng bộ, lâu dài thay vì chỉ áp dụng những biện pháp hành chính, tạm thời.

Đồng thời, việc sửa đổi luật cần bảo đảm tốt hơn quyền tự do cư trú của nhân dân và làm tốt công tác quản lý của nhà nước.
Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội, đại biểu Trần Ngọc Vinh đề nghị các cơ quan soạn thảo luật phải nâng cao trách nhiệm trong việc trình dự án luật. Ông Vinh đề nghị cần thiết đưa Luật bảo hiểm y tế và Luật bảo hiểm xã hội vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, đồng thời nên đưa Luật việc làm ra khỏi chương trình. Đại biểu Lê Thanh Vân thì băn khoăn về việc Chính phủ chưa đưa ra được chiến lược xây dựng pháp luật.

Ông Vân phân tích nguyên nhân của thực trạng này là do tính cục bộ của một số bộ, ngành; do thiếu chế tài để duy trì kỷ luật lập pháp và còn hiện tượng quan liêu với thực tiễn khi trình ra các dự án luật. Từ đó, ông Vân đề xuất 6 giải pháp: Phải có cam kết trước Quốc hội; đề cao vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc phán quyết kỷ luật lập pháp; nâng cao vai trò và tạo điều kiện tối đa cho đại biểu Quốc hội quyền được trình dự án luật; có cơ quan chuyên trách xây dựng luật; đổi mới thành phần soạn thảo gồm 5 đối tượng: Đảng, các bộ, ngành, địa phương, nhà khoa học và đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật và phải có tiêu chí cụ thể về thứ tự ưu tiên xây dựng luật. 

TK


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông