17:09 11/09/2009 Dù chỉ lưu lại Bali ít ngày nhưng chúng tôi đều nhận thấy nền văn hóa phương Tây hầu như không tác động nhiều đến nhân sinh quan và cách sống của người Bali. Người dân vẫn trung thành với lối ăn mặc, cách sinh hoạt cùng phương thức ứng xử truyền thống.
Dù chỉ lưu lại Bali ít ngày nhưng chúng tôi đều nhận thấy nền văn hóa phương Tây hầu như không tác động nhiều đến nhân sinh quan và cách sống của người Bali. Người dân vẫn trung thành với lối ăn mặc, cách sinh hoạt cùng phương thức ứng xử truyền thống.
NHỮNG NGÔI ĐỀN HINDU GIÁO Hết gần một ngày đầu tiên làm quen với cách điều khiển xe máy đi bên trái đường, chúng tôi cũng kịp lang thang khắp thành phố Denpasar, thủ phủ của Bali và một số vùng phụ cận. Khí hậu, cây cối, hoa cỏ của hòn đảo đều hệt như ở Việt Nam nhưng về kiến trúc, trang trí nhà cửa thật khác lạ. Hầu hết cửa hàng hay nhà ở nơi đây đều không cao quá 3 tầng và có kiến trúc phảng phất những đường nét của đền thờ trong Ấn Độ giáo. Nói về đền thì đảo Bali nhiều vô số kể. Lịch trình thăm ba ngôi đền nổi tiếng nhất là ngắm hoàng hôn ở hai đền Uluwatu và Tanah Lot, sau đó hành hương tới đền mẫu Besakih. Kiến trúc của đền Ulawatu cũng giống với kiến trúc của hàng nghìn ngôi đền khác được xây dựng trên đảo. Nhưng điểm tạo nên sự khác biệt và cũng là điểm thu hút du khách chính là việc ngắm nhìn vị trí mà đền tọa lạc. Địa điểm xây đền Uluwatu là một nơi đẹp nhất ở Bali về mức độ hùng vĩ. Từ xa nhìn lại, đền nằm chênh vênh trên vách đá dựng đứng cao gần 100m, phía dưới là sóng Ấn Độ dương tung bọt trắng xóa. Khi hoàng hôn buông xuống, những vách đá như vàng rực lên trong ráng chiều, làm mê mẩn các nhiếp ảnh gia. Do thời gian hạn hẹp nên chúng tôi đến thăm đền Tanah Lot vào giữa trưa, bỏ qua việc ngắm bình minh hay hoàng hôn nơi đây. Tanah Lot là ngôi đền được xây dựng trên một mỏm đá lớn vươn ra biển. Buổi sáng, khi thuỷ triều lên, đền sẽ nằm chơi vơi giữa làn nước trong xanh của Ấn Độ dương. Chỉ đến chiều, khi nước rút thì mọi người mới có thể ra thăm viếng đền. Cũng giống như Uluwatu, Tanah Lot là ngôi đền có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp nhân tạo và thiên tạo nên đã thu hút được một lượng khách khổng lồ tới thăm mỗi năm. Xem trong các tờ rơi giới thiệu về Bali, Besakih được mệnh danh là "Mother temple" (tức là đền mẹ). Đây là ngôi đền cổ nhất, lớn nhất (bao gồm 22 ngôi đền riêng lẻ trải dài trên diện tích 3km2). Có lẽ sự tôn kính của người Bali đối với “mother temple” là rất lớn nên khi đến đây, chúng tôi cũng như tất cả các du khách khác đều phải mặc xà-rông ngay từ ở cổng đền. Quang cảnh xung quanh đền rất đẹp và bình lặng. Đền dựa vào chân núi lửa Agung, là ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động đồng thời là ngọn núi cao nhất lndonesia. Khi ngọn núi lửa này phun trào vào năm 1963, đền Besakih bị tàn phá nặng nề nhưng sau đó đã được xây dựng lại. Trải qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi đền vẫn giữ được vẻ đẹp trầm mặc cổ kính của nó. Theo lời người dẫn đường lên thăm đền, tất cả các ngôi đền trên đảo Bali đều hướng về phía “đền mẹ” Besakih. Dù chỉ lưu lại Bali ít ngày nhưng chúng tôi đều nhận thấy nền văn hóa phương Tây hầu như không tác động nhiều đến nhân sinh quan và cách sống của người Bali. Người dân vẫn trung thành với lối ăn mặc, cách sinh hoạt cùng phương thức ứng xử truyền thống. Hằng ngày, dù ra khỏi nhà là "va chạm" với quán bar, các trung tâm mua sắm ngày đêm nườm nượp du khách nhưng người Bali vẫn bình thản đắm mình trong những nghi lễ tĩnh lặng của đạo Hindu, thờ cúng và lễ hội. Vẻ hoang sơ của những thắng cảnh trời ban cũng là lí do khiến Bali được mệnh danh là “thiên đường hạ giới” và giúp hòn đảo này sống dựa hoàn toàn vào ngành du lịch. |
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão