Kỳ 1: Một ngày với trại phong Văn Môn

15:15 13/01/2010

Biết bao câu chuyện cảm động, bao việc làm đầy tính nhân văn của cácbệnh nhân, y bác sĩ, được phóng viên ANHP ghi lại trong đợt công táctại Bệnh viện Phong da liễu Văn Môn (xã Vũ Văn, huyện Vũ Thư, TháiBình) vào những ngày cuối năm.
Biết bao câu chuyện cảm động, bao việc làm đầy tính nhân văn của cácbệnh nhân, y bác sĩ, được phóng viên ANHP ghi lại trong đợt công táctại Bệnh viện Phong da liễu Văn Môn (xã Vũ Văn, huyện Vũ Thư, TháiBình) vào những ngày cuối năm.

Tình cảm “chị em” giữa bà Nuôi và bà Nghị khiến nhiều người cảm động.
Tình cảm “chị em” giữa bà Nuôi và bà Nghị khiến nhiều người cảm động.

"Người hủi” tự bạch 

Khi biết tôi là người Hải Phòng, bà tiến lại và hỏi:
- “Bác” ở đâu Hải Phòng?
- Cháu ở Tiên Lãng. Bà mỉm cười mà nước mắt như chực trào. Hỏi ra tôi mới biết đó là người cùng huyện tên là Nguyễn Thị Nuôi, năm nay ngoài 70 tuổi. Tôi kể rất nhiều cho bà nghe về sự thay đổi của quê hương, mỗi khi nhắc đến hai từ Tiên Lãng mắt bà lại sáng lên. Lúc đó tôi mới cảm nhận được tình đồng hương xa quê mới đáng quý biết bao. Khi tôi hỏi về cuộc sống của bà, bà phấn khởi nói: “Nhờ có Đảng, Nha nước, tôi có cơm ăn áo mặc, được chăm sóc nuôi dưỡng, được lắp chân giả.”

Quê bà nằm cạnh con sông Văn Úc có bến phà Khuể, khu 6 thị trấn Tiên Lãng ngày nay. Sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, nhà nghèo tuổi thơ của bà gắn với việc chăn trâu cắt cỏ. Bất hạnh ập đến khi 12 tuổi bà bị một trận cảm, trên người xuất hiện những vết da màu hồng. Đôi chân trở lên tê dại, cấu véo không có cảm giác gì. Bố mẹ lo lắng, đi mời y sĩ tới khám thì được biết con mình đã bị bệnh phong (thuộc nhóm tứ chứng nan y) không có thuốc chữa và khuyên gia đình nên bỏ đứa trẻ hoặc cách ly ra sống ở cánh đồng càng xa càng tốt.

Thương con nhưng gia đình bà không chống lại nổi cái định kiến của xã hội. Bị mọi người hắt hủi xua đuổi, 12 tuổi bà phải tự sống trong một túp lều dựng tạm giữa cánh đồng, cách xa xóm làng. Hàng ngày, bà phải tự kiếm ăn bằng việc bắt con tôm, con cá để  nuôi sống mình. Nhớ nhà, bà về làng thì bị hàng xóm đánh đuổi. Nhiều đêm đứng trước cổng nhà nhìn ánh đèn hắt ra từ cửa sổ mà lòng đau quặn lại.

Đêm đến, mưa xối xả, gió thổi tung mái lều, bà nằm co ro góc lều. Mấy chục năm nay, bà sống trong sự cô độc và mặc cảm. Cách đây 3 năm do đôi chân của bà bị hoại tử, các y bác sĩ đã quyết định cắt bỏ và thay bằng chân giả tiện cho việc đi lại. Mặc dù, rất muốn về quê nhưng tủi hổ không muốn về. Mà về anh em xa lánh có ai là bạn đâu. Từ khi bà vào trại mới về thăm quê được 3 lần.

Ông Bùi Văn Đạm, 76 tuổi, quê ở huyện An Dương, Hải Phòng, cung không khỏi tủi khổ khi nói về mình. Năm 20 tuổi khi đang công tác trong ngành bưu điện sau một lần đi kiểm tra sức khoẻ, người ta phát hiện ông bị bệnh phong. Ngay lập tức, họ buộc ông thôi việc và đưa ông vào trại phong. Ông Đạm nhớ lại: “Khi phát hiện tôi bị bệnh, mọi người xa lánh, kỳ thị. Bố mẹ từ con, vợ lìa chồng, anh em từ bỏ lẫn nhau cũng chỉ vì căn bệnh quái ác gây nên.



Ông Đạm trò chuyện với phóng viên về đời sống của những bệnh nhân người Hải Phòng.

Đã có nhiều trường hợp người bệnh bị cùm kẹp, hoặc té vôi chôn sống sợ lây lan ra cộng đồng do sự kém hiểu biết của người dân trước kia. Người bệnh bỏ nhà, rời quê sống ẩn dật và số người chết do không có thuốc chữa trị tương đối lớn trong giai đoạn nay. Bây giờ khác rồi, nhờ có Đảng, Nhà nước người bệnh đã được chữa trị khỏi, các con cháu của người phong được ăn học thành đạt, lấy chồng lấy vợ khắp nơi.”


Không ai không khỏi đau xót khi đọc những câu thơ ai oán sau:

Xưa kia ai mắc bệnh này/ Còn thời phong kiến khổ thay nhiều đường/ Gia đình xã hội địa phương/ Lánh xa coi rẻ khinh thường bệnh phong/ Số người tủi nhục đau lòng/ Vân thân thắt cổ trôi dòng sông qua/Hoặc nơi quán chợ là nhà/ Tha hương cầu thực đi xa cho rồi…

(Trích trong bài Người bệnh phong xưa và nay- Vũ Thị Thương)

Hội đồng hương “người cùi” Hải Phòng

Theo ông Bùi Văn Đạm - Chủ tịch hội đồng hương bệnh nhân tại Bệnh viện Phong Da liễu Văn Môn, thì số lượng bệnh nhân người Hải Phòng hiện sống, điều trị trong trại là  trên 60 người. Nhận thấy số lượng người Hải Phòng điều trị trong trại đông, đa số họ là những người sống cô độc, bị gia đình người thân bỏ rơi hoặc không còn ai thân thích. Ông Đạm đã vận động các bệnh nhân tham gia và thành lập Hội đồng hương Hải Phòng. Hội là nơi sẻ chia những buồn vui, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần cho những bệnh nhân neo đơn và khó khăn.

Cũng chính trong hội mà ông Nguyễn Văn Đạm đã kết tóc se tơ với bà Trịnh Thị Vuốt (Mỹ Đức- An Lão), sinh được 3 người con hiện đã lập gia đình. Hay ông Nguyễn Văn Đấu (Tiên Lãng) về già đã ở với bà Vũ Thị Tèo. Cũng có trường hợp hai bạn già lương tựa vào nhau sống qua ngày. Mọi người không khỏi cảm động khi thấy bà Nguyễn Thị Nuôi và bà Nguyễn Thị Nghị, mặc dù không phải 2 chị em ruột nhưng họ rất mực yêu thương chăm sóc cho nhau. Và còn rất nhiều trường hợp như bà Đoàn Thị Quấn (Tiên Lãng), Đỗ Thị Khúc (An Lão), ông Dương Văn Thế (Vĩnh Bảo), Lương Cao Lê (Vĩnh Bảo)… đã tìm được niềm vui và sự sẻ chia giữa những người đồng hương đồng cảnh ngộ với nhau.

Tết đến xuân vê, những người như bà Nghị, bà Nuôi và vợ chồng ông Đạm và rất rất nhiều những bệnh nhân khác lại đón tết trong sự cô quạnh và buồn tủi. Họ rất cần sự quan tâm và sẻ chia của xã hội nói chung và những người quê hương Hải Phòng nói riêng.

(Còn nữa)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông