Kỳ 1: những chân dung tự kể

15:04 08/12/2010

Một người đàn bà dù bị bệnh ung thư nhưng đã tận tâm chăm sóc 166 lượtđứa trẻ tật nguyền suốt 6 năm qua ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Đó là chị NguyễnThị Hương - người cựu thanh niên xung phong, cựu chiến binh. Chị kể, cólúc chị tưởng mình đã “chết đi” trong vô vàn khó khăn, sóng gió và oannghiệt của cuộc đời.
Một người đàn bà dù bị bệnh ung thư nhưng đã tận tâm chăm sóc 166 lượtđứa trẻ tật nguyền suốt 6 năm qua ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Đó là chị NguyễnThị Hương - người cựu thanh niên xung phong, cựu chiến binh. Chị kể, cólúc chị tưởng mình đã “chết đi” trong vô vàn khó khăn, sóng gió và oannghiệt của cuộc đời.

"Dù tôi có thế nào, mọi người cũng hãy thương lấy chúng"

- Đi Đồ Sơn nhé? Không biết lời mời của tôi có “khiếm nhã” không mà cô bạn gái của tôi thu mình lại sau lời mời như “phản xạ có điều kiện”. Mặc kệ, chiếc xe cứ chạy. Gần 20 phút, qua một ngã ba, chúng tôi đến Hội chữ thập đỏ Thiện Giao, thuộc tổ 8, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn.

Gặp gỡ

Do không được thông báo trước nên cô bạn càng bất ngờ hơn khi nơi tôi dẫn vào là cái cổng tre xiêu vẹo. Trước mắt chúng tôi là những căn nhà lụp xụp dành cho người ở mà chắc chắn chỉ tồn tại duy nhất ở khu du lịch này. Thấy có khách, túa ra trong đó là những con người với đủ hình hài. Cũng những câu chào: Chào anh, chào chị… đến chơi! mà sao nghe xong, cô bạn cứ rờn rợn, bấu cánh tay tôi.

Xỏ đôi tay trong dép, Hoàng Thị Hương lệt sệt ra mời. Hương năm nay tròn 30 tuổi và là người tỉnh táo nhất nên được phong làm Phó giám đốc cơ sở Thiện Giao. Quê Hương ở Thanh Hóa nhưng 1 năm em mới về thăm quê 1 lần. Bố mẹ Hương là thanh niên xung phong và nếu tính cả Hương nữa thì “cả nhà em là thương binh”.

Kế tiếp, người ra đón chúng tôi là chị Nguyễn Thị Hương - Giám đốc cơ sở. Vẫn là giọng nói “át tiếng sóng” của một thời chị là thanh niên xung phong, bộ đội, vẫn là sự hồ hởi, vồn vã đón người quen:

- Hạnh đâu, Trầm đâu, các con lấy nước cho cô chú đi!

Nghe mẹ Hương gọi, Hạnh, Trầm, Thêm tranh nhau chạy đi lấy nước. Hạnh còn nhanh nhảu lấy ở đâu cái micro lắp vào nửa vỏ chai lavie nhựa: “Hạnh hát nhá, hát nhá!”.

- Từ từ đã Hạnh, con để mọi người uống nước đã rồi mới nghe hát được chứ! - Chị Hương nhắc nhở Hạnh rồi quay lại phân bua - Khổ lắm chú ạ. Ngày nào cũng thế, hễ có người đến là phải hát. Mà đã hát là không dừng được. Thôi thì mọi người zổ tay nào, zổ tay nào. Được rồi, Hạnh hát đi!



Quang cảnh hiện giờ của cơ sở Thiện Giao

Những chân dung tự kể

Hạnh năm nay cũng 30 tuổi rồi mà chỉ cao bằng đứa trẻ lên 5. Khi nào đến đây tôi cũng thấy Hạnh mặc quần bò, đeo thắt lưng nghiêm chỉnh. Nhưng ngày nào cậu cũng ném đi vài bộ như thế. Lý do là 10 năm nay, Hạnh vẫn chưa biết đánh răng, bây giờ được mẹ Hương tập cho nhưng cứ mỗi khi đánh răng thì Hạnh lại uống hết cái thứ nước cay cay, ngọt ngọt ấy để rồi bị đi ngoài. Mỗi lần đi ra quần, khó chịu quá Hạnh lại cởi hết quần áo ném xuống ao rồi tồng ngồng về nhà. Chị Hương phải làm một cái bồ cào để cào dọc mép ao, vớt những quần áo bọn chúng ném xuống để mang đi giặt. “Chứ có đứa nào tự giặt được đâu!”.

Thay cái quần bò khác, Hạnh lại giới thiệu với chị Hương - Phó giám đốc - là: “Hai triệu bẩy” (Quần này giá hai triệu bẩy, quần xịn đấy). Ngay cái việc ngồi vệ sinh trên xí bệt của Hạnh cũng hết sức kỳ quặc: Chỉ ngồi ngang bệ chứ không ngồi dọc bệ, còn khi mẹ Hương bắt Hạnh ngồi “đúng cách” thì Hạnh phải gọi Trầm vào ngồi chung.

Hạnh, Thêm, Trầm đến cơ sở đến này đã 4-5 năm nhưng bây giờ mới biết quét nhà. Trầm có sở thích là mặc nhiều áo, dù mùa hè hay mùa đông cũng thế, áo phao mặc bên trong, áo mỏng mặc bên ngoài. Tất chân thì Trầm chỉ đi một chiếc, còn một chiếc để dành. Chân nào có tất thì đi giầy, còn chân không tất thì đi dép. Những cái túi áo, túi quần được Trầm dùng để nhét tất tần tật dù là bánh kẹo hay thịt, cá.

Tôi điểm danh từng đứa trẻ. Hôm nay vắng Đạt. Khi được hỏi, từ chị Hương đến bọn trẻ bỗng ngẩn người rồi rưng rưng nước mắt: “Ạt ơi, ề i Ạt” (Đạt ơi, về đi Đạt) - Tiếng bọn trẻ nức nở. Còn chị Hương thẫn thờ: “Nó chết rồi, em ạ”.

Cơn bão số 1 đầu năm đổ vào Hải Phòng làm sập cả mấy căn nhà tranh của mẹ con chị Hương. Trong lúc mọi người còn mải mê chống bão, Đạt chạy ra nô đùa trong gió bão. Một cơn lốc ào đến ném em xuống ao nước gần đó. Mẹ con chị Hương tìm khắp nơi không thấy Đạt. Những tiếng “Ạt ơi, ề i Ạt” cứ râm ran bờ tre, gốc chuối. Sớm hôm sau, các anh lớn vừa thắp hương vừa gọi Đạt, khi ấy, xác em mới nổi lên ở mặt ao.

Nếu còn, năm nay Trần Văn Đạt tròn 10 tuổi. Nhà Đạt ở phường Đông Hải, quận Hải An. Ông của Đạt là đồng đội với chị Hương, bố mẹ Đạt đều là bộ đội phục viên. Đạt có một người anh bị thiểu năng trí tuệ. Còn Đạt cũng “không kém”: Trời cứ trên 36 độ C là đã tự tay tát lên mặt mình. Đạt không tự chủ được khi đi vệ sinh và khi đó “cái gì cũng cho vào mồm”. Đến cái chiếu nằm, Đạt cũng vặt trụi dần để ăn.



Cứ có khách đến thăm là Hạnh xung phong ra hát

Cuộc đời người mẹ

Chị Nguyễn Thị Hương quê gốc ở Huế, ba mẹ tập kết ra Bắc năm 1954. Cô nữ sinh sắc sảo Trường Thái Phiên (Hải Phòng) ngày ấy đã tham gia thanh niên xung phong từ năm 1966. Năm 1968, chị chuyển sang bộ đội. Năm 1972, trên đường từ chiến trường miền Nam ra Bắc, đến Hồ Xá, Quảng Trị, chị Hương được một đồng đội trao cho 1 đứa bé nhờ nuôi hộ vì anh bị nhiễm chất độc da cam, nhà chẳng còn ai. Rồi sau đó, biết chuyện, lại 1 đồng đội nữa của chị đến “gửi con”. Cực chẳng đã, một mình gánh 2 đầu đòn gánh 2 đứa trẻ, một con tên Lạc, một con tên Hằng, chị gánh 2 con từ miền Trung ra đến Đoàn an dưỡng 253 (Quân khu 3). Do không đủ thủ tục nhập Đoàn nên chị phải đưa về nhờ mẹ nuôi nuôi giúp. Cuộc sống vất vả đã đẩy 3 mẹ con chị phiêu bạt, lúc thì ở Hải Dương, Hưng Yên, lúc lại ở Bắc Ninh, Hải Phòng.

Thế rồi, năm 2004, chị và các con lưu lạc đến Đồ Sơn. Không có nơi ở ổn định, chị quyết định chọn cánh đồng không mông quạnh này làm nơi dựng lều tranh sinh sống. Được gặp lại những đồng đội cũ, chị Hương biết trong số đó có rất nhiều người nhiễm chất độc da cam và để lại di chứng cho các con. Họ bàn nhau và quyết định xin cấp có thẩm quyền thành lập cơ sở nuôi dưỡng này.

Cơ sở Thiện Giao đã ra đời như thế đấy và trở thành nơi nuôi dưỡng, dạy nghề, tạo việc làm cho nạn nhân chiến tranh và người tàn tật. Chị Hương cho biết, do rất nhiều trường hợp tàn tật nên các cháu đến cơ sở phải có đủ 3 tiêu chí:

Một  - Con cựu chiến binh.
Hai - Gia đình thuộc diện cấp sổ hộ nghèo.
Ba - Bố hoặc mẹ đã chết hoặc là người tàn tật.

- Người ngợm thế này, chú bảo làm sao phải tiêu chí nữa. Nhưng vì nhiều con như thế này lắm chú ạ, mà sức tôi có hạn. Còn xin vào các trung tâm khác, gia đình phải đóng tiền. Nói vô phép, chú ạ, có gia đình, chỗ ở của cả nhà “không bằng cái chuồng lợn” thì tiền đâu mà đóng - giọng chị Hương trầm xuống. Tôi đành phải xác minh thật kỹ, rồi thông qua chính quyền xã, phường, huyện, quận; thông qua Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội đầy đủ trước khi nhận nuôi.

Vô tình hay hữu ý, những tiêu chí của cơ sở giống như cái mắt sàng cuối cùng để các trường hợp thương tâm trụ lại ở “cái nia” này. Theo chị Hương, vào cơ sở này, các con chị không phải đóng góp bất cứ một khoản tiền nào. Các chế độ ở cơ sở, các con hưởng như nhau, còn chế độ của nhà nước dành cho các con thì đều để lại cho gia đình.

Còn chị Hương, ngay từ năm 1978, khi cơ thể bị bệnh tật hành hạ, suy sụp, chị đi khám và được cho biết mình bị nhiễm chất độc da cam. Cho đến bây giờ, dù chị có giấu, tôi vẫn biết chị bị ung thư cả phổi và tim. ba tháng nay, chị Hương càng bệnh nặng. Bệnh tình thất thường khiến chị Hương không yên lòng bởi nếu để chúng có cơm ăn, áo mặc thì chẳng khó song khi thiếu bàn tay yêu thương của chị, bọn trẻ sẽ ra sao?

- Chú ạ! Rồi sẽ đến lúc tôi phải ra đi nên bây giờ tôi cũng để con Hương lo toan dần mọi việc, chứ biết đâu mình đột ngột chết, nó chẳng biết quản lý các em thế nào. Cũng đã có chùa xin các cháu về nhưng tôi sợ các con mình còn non dại lắm. Cũng chẳng biết cơ sở này còn tồn tại đến khi nào. Nhưng tôi tin ở đời còn nhiều người tốt, còn các cô, các chú… Dù tôi có thế nào, mọi người cũng hãy thương lấy chúng!

(Còn nữa)


Phóng sự của Nguyễn Văn Toàn


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông