Thành lập năm 1960, làng phong Văn Môn còn có tên là khu Cộng đồng làngphong Văn Môn, được chia làm 5 xóm với 1353 nhân khẩu và 387 hộ. Đâylà nơi sinh sống của bệnh nhân phong đến từ 21 tỉnh thành trong cảnước. Họ đến đây chữa bệnh rồi định cư xây dựng gia đình trên mảnh đấtnày.
| Những đôi dép "kê" theo “toa” của bác sĩ |
1001 kiểu giày dép
Được sự tài trợ của Hiệp hội cứu trợ phong Hà Lan, xưởng đóng giày của làng phong Văn Môn thành lập năm 2001. Hai người thợ Cao Văn Quyên và Nguyễn Văn Sáng được đi học nghề đóng giày dép tại trại phong Quy Hoà, Bình Định. Đầu năm 2008, xưởng được bổ sung thêm ba người tình nguyện tới làm việc.
Theo Bác sĩ Bùi Huy Thiện - Giám đốc Bệnh viện Phong da liễu Văn Môn, một số bệnh nhân phong có chân bị huỷ hoại sớm phần lớn do họ đi chân đất, dễ bị nhiễm trùng. Bệnh nhân đeo dép khi đi vừa đảm bảo vệ sinh, vừa làm giảm đến 50% khả năng phải cắt bỏ chân của người bị bệnh nặng. Ông Thiện cũng cho biết thêm, toàn bộ số giày dép được cung cấp cho bệnh nhân là miễn phí.
Chúng tôi tìm đến xưởng giày nằm khuất nẻo trong một con ngõ nhỏ của làng phong. Xưởng giày luôn nhộn nhịp tiếng cười đùa, nườm nượp người bệnh đến đo và sửa dép. Mặc dù, cùng một đôi dép nhưng mỗi chiếc lại có những hình dáng khác nhau phù hợp với từng loại chân người bệnh. Có người cụt hẳn hai chân, người mất một chân, có những bàn chân bị mất một ngón, người một chân to một chân bé… thế nên giày dép làm ra chẳng cái nào giống cái nào. Đôi giày được sản xuất theo “toa” của bác sĩ. Để sản xuất ra một đôi dép phải mất từ 3 đến 4 ngày, và mỗi 1 năm bệnh nhân được thay dép 2 lần. Hiện tại, cả nước mới có 24 xưởng sản xuất giày dép tập trung ở các trại phong, miền bắc có 9 xưởng, miền Trung và Tây Nguyên có 7 xưởng.
Tổ giáo viên “người cùi”
Số phận của những đứa con của các bệnh nhân phong cũng cùng chung số phận như ông bà cha mẹ chúng. Không có ngôi trường nào nhận con em bệnh nhân phong vào học vì sợ lây nhiễm. Những đứa trẻ lớn lên đói cơm, đói chữ. Cuộc sống của chúng quanh quẩn với việc mò cua bắt ốc… phụ giúp gia đình. Làng phong đã thoát khỏi cảnh “đói chữ” khi có những thanh niên bị bệnh nhưng lại có học thức đến đây điều trị. Sau nhiều đêm trăn trở, họ quyết định dạy chữ cho con cháu làng phong.
Thầy giáo Trù đón nhận những bó hoa của thế hệ học trò năm xưa
Năm 1955, Tổ giáo viên được lập ra với 40 giáo viên “cây nhà lá vườn” còn rất trẻ. Trước tiên, công việc của tổ tập trung vào việc dạy bổ túc văn hoá cho các cụ già trong làng. Mười năm, tạm xoá mù chữ cho thế hệ “cây đa, cây đề”, tổ chuyển hướng sang dìu dắt lớp trẻ. Năm 1965, những thầy cô bước lên bục giảng dạy những con chữ đầu tiên cho con cháu mình. Hình ảnh những thầy cô cụt từng đốt tay, thậm chí cụt cả bàn mà vẫn tỳ sát những đôi tay, uốn nắn từng nét chữ dưới ánh đèn tù mù đã in đậm trong ký ức các cô cậu học sinh thủa nào.
Gần thế kỷ trôi qua, số lượng giáo viên năm xưa còn lại 12 người hầu hết đều ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”. Ông Phạm Văn Trù, người giáo viên khởi xướng phong trào dạy học nhớ lại: Năm 1955, ông được đưa vào Văn Môn điêu trị. Ngay trong năm đó, ông bắt đầu dạy học. Những ngày đầu đôi tay còn nguyên vẹn, ông cầm bút, phấn bằng tay phải, không lâu sau tay phải cụt còn vài đốt, ông chuyển sang tay trái, được một năm chân phải ông cũng bị hỏng, ông chống lạng lên bục giảng. Ngày đó lớp học không nhiều, mỗi năm tổ dạy 8 lớp từ mẫu giáo đến lớp 4 (mỗi lớp từ 12-15 học sinh). Vợ ông - bà Nguyễn Thị Canh (cũng là bệnh nhân phong) nói như phân trần: Nhìn chồng mỗi ngày tiều tuỵ đi vì bệnh tật và lo lắng cho lũ trẻ tôi khuyên nghỉ dạy, ông gạt phắt đi. Nhiều hôm đau nằm giường ông cố gượng giậy, soạn giáo án cho buổi học hôm sau.
Đã qua cái thời những đứa trẻ lang phong cứ chiều chiều đi bắt cua đồng mình đầy bùn đất, khi về vẫn cố đi đường vòng ra chân đê len lén nhìn trẻ em làng khác đi học về. Bây giờ đã khác, số lượng con cháu ở làng phong đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước lên tới gần trăm em. Sự đóng góp của các thầy cô đã được nhà nước ghi nhận, những người thầy người cô bị bệnh mà vẫn miệt mài dạy chữ năm xưa đã được nhận Huân chương vì sự nghiệp giáo dục năm 2009.
TRUNG KIÊN |