Làng “xin con” và những nỗi niềm khó nói

17:11 18/09/2010

Họ là những người phụ nữ độc thân hay nói ngoa ngắt là “gái ế” nhưng đãdám đối mặt với miệng tiếng của người đời để giành lấy thiên chức làmmẹ. Vì vậy, trong số đông phụ nữ quá nhỡ ở An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ,tỉnh Thái Bình, có gần 20 chị em đã không ngần ngại “đặt vấn đề” với“đối tác”… Sau những đêm gặp gỡ “gấp gáp” ấy, họ cắt đứt mọi quan hệ… 
Họ là những người phụ nữ độc thân hay nói ngoa ngắt là “gái ế” nhưng đãdám đối mặt với miệng tiếng của người đời để giành lấy thiên chức làmmẹ. Vì vậy, trong số đông phụ nữ quá nhỡ ở An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ,tỉnh Thái Bình, có gần 20 chị em đã không ngần ngại “đặt vấn đề” với“đối tác”… Sau những đêm gặp gỡ “gấp gáp” ấy, họ cắt đứt mọi quan hệ… 

Nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xung quanh chuyện xin con ở An Hiệp
Nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xung quanh chuyện xin con ở An Hiệp

20 năm mang danh “làng không chồng”

Cũng như bao làng quê khác của Việt Nam, cái thời tất cả cho tiền tuyến những người con An Hiệp hồ hởi lên đường nhập ngũ. Đất nước thống nhất, nhiều người vĩnh viễn nằm lại chiến trường, để lại người ở nhà với lời thề non hẹn biển: “Ngày thống nhất anh sẽ về xin phép bố mẹ sang thưa chuyện đón em”. Và có biết bao nữ thanh niên xung phong đã mất đi vẻ “mặn mà” của thiếu nữ bởi sự khắc nghiệt của bom đạn chiến tranh. Nỗi đau hậu chiến tranh cứ “bám riết” lấy họ, “cái tuổi nó đuổi xuân đi” và họ được xếp vào diện “tổ cô” trong gia đình. Lúc này họ chỉ mong muốn có một đứa con để sống vui vẻ những ngày còn lại. Và điều dễ hiểu, khi toàn xã An Hiệp có hàng chục chị em quá lứa lỡ thì vì nhiều nguyên do.

Theo ông Nguyễn Văn Tự - Pho bí thư Đảng uỷ xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình - thì: Trước năm 1990 có một đoàn bảo vệ trẻ em ở Hà Nội về địa phương làm việc. Tại đây có một phụ nữ nhận một cháu mồ côi và đưa về trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi tỉnh Thái Bình chăm sóc. Sau đó, đứa trẻ được một người Việt định cư bên nước ngoài nhận làm con nuôi. Sự việc trôi qua một thời gian, không hiểu nguồn cơ gì, năm 1996 rộ lên thông tin ở An Hiệp có “làng không chồng”, “làng xin con” và kể từ đó những câu chuyện được thêu dệt và những chuyện bi hài xảy ra.

Bà Trần Thị Tươi - Phó chủ tịch Hội phụ nữ xã An Hiệp - cho biết: “Hiện trong tay chúng tôi có hàng chục bức thư của các cặp vợ chồng ở Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình… không có con, hoặc mất con gửi thư về với mong muốn gửi một đứa con ở các chị em quá lứa nhỡ thì trong xã. Có những trường hợp họ còn xuống tận nơi gặp và trao đổi về vấn đề này với hội. Như năm trước, có một ông gần 60 tuổi, ở tỉnh Hà Nam lọ mọ tìm về địa phương. Ông cho biết, 2 vợ chồng có độc nhất một đứa con trai đang học lớp 12, trong một lần đi chơi với bạn tắm sông, không may chết đuối. Nhà con một nên ông vẫn muốn có thằng con trai nối dõi tông đường, khổ nỗi vợ tuổi cao không sinh đẻ được. Rồi ông không ngần ngại đặt vấn đề, muốn nhờ hội giới thiệu cho một cô để gửi đứa con, mọi chi phí về việc sinh nở và bồi dưỡng ông lo…”.

Nỗi lòng người trong cuộc

Chị V., sinh năm 1975, là em út trong một gia đình có 6 anh em. Chị bị bệnh tim bẩm sinh. Hồi nhỏ, trong một lần nô đùa, anh trai thứ 2 bỏ một viên đá dăm vào tai khiến chị bị thêm bệnh lãng tai từ đó. Vì sức khoẻ yếu, chị không thể cùng bạn đồng trang lứa lao động trên đồng ruộng nhưng hàng ngày chị vẫn chăn trâu cùng đám trẻ con cùng làng. Ngoài đôi mươi, con gái trong làng đã có con bồng, con bế. Không phải chị không muốn lấy chồng mà biết phận mình, thích ai chị chỉ thích âm thầm, không dám bộc lộ. Rồi cũng có người đánh tiếng mai mối nhưng toàn là những thành phần vợ chết, tàn tật và có vấn đề về thần kinh.



Bà Tươi trao đổi với PV báo ANHP

“Lúc đó, tôi chỉ nghĩ thà ở vậy chứ lấy về mình lại khổ hơn. 25 tuổi, tôi đã được liệt vào dạng “ế” của làng. Cũng như những gia đình có con đến tuổi lấy chồng, bố mẹ tôi nhờ người lên phố huyện đánh cho con “bộ toòng teng” và sợi dây chuyền. Chưa hết, để cho thêm phần yên tâm, ông còn cắt cho tôi 1 suất đất rồi ngầm “bắn tiếng” nhưng rốt cuộc vẫn không có ai nhòm ngó. Năm 28 tuổi, tôi quyết định đi “xin con” như những chị em phụ nữ cùng hoàn cảnh trong xã đã làm”. Và sau nhiều lần sàng lọc, bắt mối, cuối cùng chị cũng có một sinh linh bé nhỏ chào đời.

Rồi chuyện chị B., một người kín đáo gần 40 tuổi cũng có thai. Ai hỏi chị cũng ôm cái bụng chửa vượt mặt lắc đầu cười. Không muốn cho làng xóm dò hỏi, gây tủi thân cho em gái, anh trai chị B đã tuyên bố với cả làng: “Nó đi lam osin cho một anh lái tàu chở than ở Quảng Ninh rồi có thai”. Cũng chính bằng chiến thuật chủ động tấn công và thẳng thắn, nhiều chị em ở An Hiệp như chị M. tính lầm lì, chị O. nghèo khó, chị L. bị mù… đã “xin” được con cho mình. Ở thôn Nguyên Xá, nơi 14 phụ nữ xin con, mỗi người có một cách tiếp cận và “xin con” không giống ai.

Như chị T., nhờ một người lớn tuổi “hỏi hộ” một người nhưng cuối cùng lại được một người trẻ tuổi hơn mình cho con, vì đối tượng nhắm ban đầu sợ “rắc rối về sau”… Trên đây là những câu chuyện về những người phụ nữ kém may mắn ở một xã trọng điểm có những người dám đứng lên giành quyền làm mẹ. Ở An Hiệp, người dân mừng ra mặt khi có một cô nào đó xin được con. Thậm chí nhiều người vợ biết chồng mình đi làm “từ thiện”, lúc đầu cũng nhẩy “tanh tách như cào cào” nhưng rồi mọi chuyện trôi qua, họ thấy yêu đứa nhỏ hơn.

Và những hệ luỵ

Theo một cán bộ hội phụ nữ xã: “Chị em ở An Hiệp đi “xin con” đều chọn những ông nhiều con trai, thông minh tuấn tú”. Vì thế hầu hết những đứa trẻ “đi xin” đều có trạng thái thể lực và tinh thần tốt. Chúng lớn lên khoẻ mạnh, ngoan ngoãn và học hành sáng dạ. Điều này cũng được cán bộ hội phụ nữ xã thừa nhận, hầu như những đứa trẻ sinh ra đều đi học đại học, một số trường hợp ra trường đã đi làm… Một điều dễ nhận thấy, phần đông những đối tượng “cho con” đều là người trong địa phương. Và có rất ít những ông bố dám đứng lên tuyên bố nhận con. Vì vậy, việc bố con ra ngoài đường giáp mặt nhau thường xuyên diễn ra. Nhưng cũng chính từ đấy nảy sinh một mối lo, sau này, khi những người thân sinh mất đi và mang theo bí mật, liệu những đứa trẻ kia lớn lên xây dựng gia đình có xảy ra tình trạng hôn nhân “cận huyết” không (!?).

Cũng chỉ vì muốn giành thiên chức của người mẹ, muốn được nghe tiếng ọ ẹ của trẻ thơ, ngửi mùi khai của nước đái dầm và cả nỗi lo âu khi con trẻ đi ngoài xì xoẹt hoa cà hoa cải mà những người phụ nữ ở đây phải đối mặt với búa rìu dư luận. Và cho dù họ tự hạ thấp mình, mang tiếng xấu nhưng trong thâm tâm chúng ta đều biết rằng cái khao khát của họ rất đỗi bình thường. Đã đến lúc xã hội cần có cái nhìn thoáng hơn, để giúp những người phụ nữ kém may mắn được hưởng hạnh phúc làm mẹ như bao người phụ nữ khác.

TRUNG KIÊN


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông