Mỹ chuẩn bị thời hậu al-Assad

16:18 09/08/2012

Các phương tiện truyền thông Mỹ cho biết Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc đang phối hợp lập các kế hoạch cho Syria thời kỳ hậu Bashar al-Assad với hy vọng sẽ tránh được tình trạng bùng nổ bạo lực như đã từng xảy ra tại Iraq.
Các phương tiện truyền thông Mỹ cho biết Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc đang phối hợp lập các kế hoạch cho Syria thời kỳ hậu Bashar al-Assad với hy vọng sẽ tránh được tình trạng bùng nổ bạo lực như đã từng xảy ra tại Iraq.

Bạo lực vẫn tiếp diễn ở Syria
Bạo lực vẫn tiếp diễn ở Syria

Ngày 7-8, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố cộng đồng quốc tế cần quyết định cách thức chấm dứt xung đột tại Syria và bắt đầu lên kế hoạch về cuộc chuyển giao chính trị ở Damascus. Phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nam Phi Maite Nkoana-Mashabane, bà Hillary nêu rõ: “Chúng ta cần tìm cách đẩy nhanh đến ngày chấm dứt đổ máu và bắt đầu cuộc chuyển giao chính trị. Cần chắc chắn rằng chúng ta đang cùng hợp tác với cộng đồng quốc tế để hiện thực hóa ngày đó và làm nổi bật những kỳ vọng vào việc chấm dứt bạo lực và bắt đầu chuyển giao chính trị”.

Với cái gọi là “mọi con đường ngoại giao đều đã chấm hết”, Washington đang điều chỉnh chính sách đối với Syria, theo đó từ bỏ nỗ lực gây sức ép thực hiện chuyển giao quyền lực, quay sang hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad bằng chiến sự, đồng thời chuẩn bị sẵn kế hoạch thời kỳ “hậu Assad” nhằm tránh tái diễn tình trạng rối loạn như ở Iraq sau cuộc chiến lật đổ chế độ của cố Tổng thống Saddam Husse. Thứ trưởng Ngoại giao William Burns, một chuyên gia về các vấn đề Trung Đông, là người phụ trách việc lập kế hoạch này.

Trong cuộc họp báo ngày 6-8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell cho biết Mỹ đang bắn tín hiệu cho quân đội Syria biết rằng Washington không muốn họ bị giải tán và những quan chức nào không trực tiếp dính vào các vụ đàn áp có thể sẽ được đưa vào danh sách chính quyền mới. Lầu Năm Góc lập các kế hoạch khẩn cấp để NATO và các nước láng giềng của Syria giúp đỡ về giao thông, cung cấp lương thực và thuốc men cho dòng người tị nạn lớn bất thường có thể xảy ra trong trường hợp chế độ Syria bị sụp đổ hoàn toàn. Một nội dung quan trọng trong kế hoạch hậu Assad của Mỹ là ép lực lượng nổi dậy không tìm cách trả thù những người trung thành với chế độ Assad sau khi ông này ra đi.

Chiến sự cũng vẫn còn tiếp diễn ở nhiều điểm nóng khác trên cả nước như Aleppo, thành phố lớn thứ hai và là trung tâm thương mại của Syria, thành phố Homs, Daraa..., gây thương vong cho hàng chục, thậm chí hàng trăm người mỗi ngày, khiến cho dòng người tị nạn đổ sang các nước láng giềng ngày một đông thêm. Giữa lúc “nước sôi lửa bỏng” ấy, Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập Kofi Annan tuyên bố từ bỏ sứ mệnh trung gian hòa giải ở Syria vào cuối tháng Tám này, cùng những bế tắc tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc càng khiến cuộc khủng hoảng Syria trở nên khó có được lối thoát trong một sớm, một chiều.

Việt Anh (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông