Nạn nghèo đói đang giảm bớt

15:16 15/09/2010

Ngày 13-9, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết mục tiêu pháttriển thiên niên kỷ (MDG) là to lớn và tham vọng nhưng vẫn có thể thựchiện được.
Ngày 13-9, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết mục tiêu pháttriển thiên niên kỷ (MDG) là to lớn và tham vọng nhưng vẫn có thể thựchiện được.

Thế giới nói chung đang quyết tâm giảm bớt một nửa số ngườinghèo đóivào năm 2015 và nhiều nước đã đạt được thành tựu to lớn. Cụ thể, theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong số 84 nước đang phát triển được WB đánh giá, có 45 nước đã đạt hoặc sẽ đạt được mục tiêu thiên niên kỷ về giảm đói nghèo đúng hạn vào năm 2015. Số 39 nước còn lại không thể đạt MDG đúng hạn do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Còn theo tuyên bố của ông Ban Ki-moon, mức nghèo khó của thế giới đang trên đà hạ xuống 15% vào năm 2015, trong đó châu Á là nơi giảm nghèo mạnh nhất. Ngoài ra, nhiều tiến bộ liên quan đến sức khỏe trẻ em và sự bình đẳng giới tính đã đạt được ở châu Mỹ La tinh và vùng Caribê.

Tuy nhiên, ông Ban Ki-moon cũng cho biết tiến độ đạt các mục tiêu này đang gặp khó khăn ở một số nước, đặc biệt là các nước tiểu sa mạc Sahara châu Phi. Tại các quốc gia này, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về phát triển con người bao gồm tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em, giáo dục, y tế, nước và vệ sinh, bình đẳng giới… tiến triển rất chậm chạp. Điển hình là tại Niger – quốc gia nằm ở vành đai phía Nam sa mạc Sahara. Nơi đây đã trở thành tâm điểm của cuộc nạn đói sau đợt hạn hán khắc nghiệt năm 2009. Khoảng 7,8 triệu người dân Niger, chiếm hơn một nửa dân số toàn quốc, đang đối mặt với nạn đói cùng cực.

Cùng ngày 13-9, Cơ quan cứu trợ phi chính phủ ActionAid đưa ra cảnh báo rằng nững tác động từ nạn đói có thể gây tổn thất cho các nước đang phát triển 450 tỷ USD/năm. Trong quá trình phân tích các nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở 28 nước đang phát triển trên thế giới, ActionAid nhận thấy tình trạng suy dinh dưỡng xuất hiện nhiều ở những nước nghèo nhất trong nhóm, khiến người lao động ở những nước này mất khả năng sản xuất, sức khỏe kém và thiếu kiến thức.

ActionAid còn cho biết đa số các nước trong nhóm chưa thực hiện được các nỗ lực giảm tỷ lệ người đói ăn do Liên hợp quốc đề ra, đặc biệt là Congo, Burundi, Sierra Leon, Pakistan và Lesotho. Nguyên nhân do những nước này thiếu đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, chưa đảm bảo đủ quyền tiếp cận lương thực cho người dân và ít hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp. Trong khi đó, Brazil, Trung Quốc, Ghana, Malawi và Việt Nam đã thành công trong nỗ lực xóa đói nhờ tăng cường đầu tư cho các nông trang nhỏ và thực hiện các chương trình bảo vệ xã hội.


Theo ước tính của FAO, số người bị đói trên thế giới trong năm 2009 có thể tăng thêm 100 triệu người, nâng tổng số người bị đói lên hơn 1 tỉ. Đến năm 2050, thế giới sẽ có 9,1 tỷ người, nghĩa là loài người cần có thêm 70% sản lượng lương thực so với hiện nay, trong khi thời tiết ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo.

Trong 5 năm còn lại của tiến trình thực hiện MDG, Ngân hàng thế giới cam kết tăng tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp lên 8,3 tỷ USD mỗi năm từ mức 4,1 tỷ USD năm 2008, tăng tín dụng không lãi và không hoàn lại thêm 750 triệu USD để đầu tư vào giáo dục cơ sở, đặc biệt là các nước đang có nguy cơ không đạt MDG về giáo dục đúng hạn năm 2015.



VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông