Nga - Mỹ nhấn nút điều chỉnh quan hệ

16:29 11/03/2009

Cuộc gặp chính thứcđầu tiên giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và tân Ngoại trưởng MỹHillary Clinton hôm 6-3 là tâm điểm chú ý của giới chính trị và báo chícác nước. Có nhiều thông tin cho rằng, cuộc gặp gỡ cấp Bộ trưởng này córất nhiều tín hiệu lạc quan để cải thiện quan hệ vốn nhiều mâu thuẫn...
Cuộc gặp chính thứcđầu tiên giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và tân Ngoại trưởng MỹHillary Clinton hôm 6-3 là tâm điểm chú ý của giới chính trị và báo chícác nước. Có nhiều thông tin cho rằng, cuộc gặp gỡ cấp Bộ trưởng này córất nhiều tín hiệu lạc quan để cải thiện quan hệ vốn nhiều mâu thuẫn...

Hai Bộ trưởng Nga - Mỹ cùng nhấn vào chiếc hộp có nút tượng trưng điều chỉnh quan hệ song phương.
Hai Bộ trưởng Nga - Mỹ cùng nhấn vào chiếc hộp có nút tượng trưng điều chỉnh quan hệ song phương.

Mặc dù đã có những cuộc điện đàm hay liên lạc bằng thư tín, nhưng Tổng thống Nga và tân Tổng thống Mỹ chưa một lần chính thức "đối mặt" kể từ khi ông Obama nhậm chức hôm 20-1. Tổng thống Medvedev nhận định, quan hệ hai nước mới chỉ dừng lại ở mức "lời nói" mà chưa có hành động thiết thực nào. Ông chủ điện Kremlin phát biểu: "Tôi hy vọng rằng những tín hiệu lạc quan trong quan hệ Nga - Mỹ sẽ sớm được hiện thực hóa bằng những điều khoản trong các bản thỏa thuận song phương".

Như vậy, cuộc hội đàm giữa bà Hillary và ông Lavrov được xem là viên gạch lát đường cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao Nga - Mỹ (vốn ấn định vào ngày 2-4 tới tại London, khi hai ông tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm G20). Trong cuộc gặp đồng cấp này, hai ngoại trưởng đã thảo luận về nhiều vấn đề nóng bỏng, có những quan điểm chung, song cũng có những quan điểm riêng về nhiều vấn đề như tình hình độc lập Kosovo, vấn đề hạt nhân Iran… Đây được xem là cuộc gặp gỡ cởi mở, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ Nga - Mỹ như lời bà Hillary ca ngợi trong buổi họp báo.

Tuy nhiên, dù là cởi mở nhưng hai bên vẫn cho thấy bất đồng về nhiều vấn đề. Giải giáp vũ khí hạt nhân, an ninh châu Âu và cuộc chiến chống khủng bố là những "món ăn khó nhằn" với cả hai người. Trong khi đó, nếu họ có thể đi đến được thỏa thuận nào đó, thì có vẻ người Mỹ sẽ thấy không mấy ngon miệng với thực đơn này. Ví dụ, bà Hillary tuyên bố, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ Kosovo trong những nỗ lực tương lai của nhà nước tự xưng này. Trong khi đó, người đồng cấp phía Nga, ông Lavrov lại cảnh báo về tuyên bố độc lập đơn phương của Kosovo đã gây nên sự bất ổn trong khu vực Balka.

Lá chắn tên lửa cũng là vấn đề rất gai góc trên bàn quan hệ Mỹ-Nga. Tổng thống Obama đã nhiều lần đề xuất rằng giải pháp là Nga nên giúp Mỹ ngăn chặn Iran phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), để Mỹ sẽ không cần phải thiết lập lá chắn tên lửa ở Đông Âu - vốn đã làm Nga tức giận. Thế nhưng cho đến nay Nga vẫn lưỡng lự áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Iran. Việc này có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng lớn. Israel đã cảnh báo sẽ không dung thứ cho một nước Iran có hạt nhân. Vì vậy Mỹ không muốn Nga bán tên lửa phòng không tiên tiến cho Iran nhằm đảm bảo cho đồng minh Israel ở thế thắng nếu xảy ra chiến tranh Israel - Iran.

Hai nước cũng chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề NATO muốn kết nạp Ukraina và Gruzia. Mỹ ủng hộ việc NATO tiếp tục đông tiến, trong khi Nga kiên quyết phản đối việc khối quân sự này thu nhận Kiev và Tbisili. Cuộc xung đột Nga - Gruzia mùa hè năm ngoái đã cho thấy khu vực này nhạy cảm tới mức nào và Washington có lẽ không muốn ép việc này quá mạnh mặc dù không muốn từ bỏ ý định đó về mặt nguyên tắc.

Giới quan sát nhận định tuy còn bất đồng nhưng tín hiệu từ cuộc gặp đồng cấp ngoại trưởng Nga - Mỹ là rất khả quan. Cả hai Bộ Ngoại giao Nga, Mỹ cùng lên tiếng bày tỏ hy vọng mối quan hệ giữa Moscow và Washington sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp cho cuộc gặp cấp cao của Tổng thống hai nước sau đó. Tất nhiên, mọi thứ có vẻ sẽ tốt lên song đường tới đích không hề dễ dàng và ngọt ngào.



VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông