Nghề chăn... “ông trâu”

14:41 16/09/2010

Trâu chọi trong quan niệm của người dân Đồ Sơn là một linh vật tronggia đình, dòng họ, thậm chí được gọi một cách cung kính là… “ông trâu”.Bởi vậy việc chăm sóc “ông trâu” được các chủ trâu rất coi trọng. Cũngvì thế mà từ nhiều năm nay ở Đồ Sơn xuất hiện nghề mới, đó là nghề…chăn trâu thuê.
Trâu chọi trong quan niệm của người dân Đồ Sơn là một linh vật tronggia đình, dòng họ, thậm chí được gọi một cách cung kính là… “ông trâu”.Bởi vậy việc chăm sóc “ông trâu” được các chủ trâu rất coi trọng. Cũngvì thế mà từ nhiều năm nay ở Đồ Sơn xuất hiện nghề mới, đó là nghề…chăn trâu thuê.

Chọn… người theo nghề

“Người chăn trâu phải là người hiền lành, chăm chỉ, có đức độ, gia đình không có tang ma, đồng thời không được dự đám ma trong suốt quá trình nuôi trâu. Ngoài ra, người chăn trâu tuyệt đối không được để đàn bà, con gái bước qua dây dắt trâu. Những ngày trước khi thi đấu, cả chủ trâu và người chăn trâu đều phải chay tịnh, kiêng khem cái khoản… “gần gũi” phụ nữ” - đó là những yêu cầu và quy định “tối thiểu” đối với người chăn châu trọi, một người cao tuổi ở Đồ Sơn cho biết. Chỉ nghe vậy thôi cũng đủ thấy không phải ai cũng theo được nghề chăn trâu chọi thuê.

Với gần 20 năm kinh nghiệm chăn dắt trâu chọi và đã từng mang về cho các chủ trâu liên tiếp 3 giải, trong đó có 1 giải nhất và 2 giải nhì, anh Ngô Văn Tiệp, ở phường Minh Đức (quận Đồ Sơn) cho biết, trước đây anh chỉ là lái trâu thịt nhưng rất mê trâu chọi. Anh Tiệp có thể bỏ vài ngày, lê la khắp nơi với các lái trâu khác để lùng mua trâu chọi về bán. Dần dần cái nghiệp huấn luyện trâu nó ngấm vào tận máu tủy rồi anh bỏ nghề lái trâu thịt chuyển sang huấn luyện trâu chọi.

Cũng theo anh Tiệp, vài tháng sau vòng chung kết chọi trâu Đồ Sơn, cùng với chủ trâu, nhiều huấn luyện viên trâu chọi khác lại tất tả lên đường săn “ngưu chiến”. Đồ nghề họ mang theo không có gì ngoài con mắt nghề nghiệp tinh tường và một niềm say mê trâu chọi… “Tuyển trâu chọi còn khó hơn cả việc... kén vợ” - anh Tuyền dí dỏm nói và cho biết thêm, trâu thì có nhiều, song để tuyển những con đủ chuẩn lại không đơn giản, phải đầu tư khá nhiều công sức. Có khi ngược lên phía Bắc đến các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La hoặc vào tận miền Trung đến các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, thậm chí “dạt” sang nước bạn Lào hay Myanma để tìm mua...




Theo nghiệp huấn luyện trâu chọi đã gần 10 năm nay, anh Hoàng Đình Khuông, ở phường Ngọc Xuyên, cũng như nhiều người chơi trâu chọi khẳng định, tìm được giống trâu tốt là điều quan trọng nhất dẫn đến thành công. Thế nhưng nguồn trâu ngày càng cạn kiệt, dân chơi trâu chọi từ nhiều năm nay đều phải cài cắm "vệ tinh" là xe ôm, là lái trâu ở khắp nơi, hễ đâu phát hiện có "ngưu chiến" là lập tức lên đường.

Nhưng không phải lúc nào cũng may mắn, nhiều lần chủ trâu và huấn luyện viên xuôi ngược các tỉnh cả chục lần mà vẫn về tay không. Con được răng hỏng xoáy, con được xoáy nhưng kém sừng, con được sừng lại hỏng cẳng... Có con 4 răng, 2 xoáy, sừng trun, cẳng chúm, trông rất tơ và rất đẹp, nhưng với dân sành trâu thì cũng chỉ "ưu tiên" xếp vào loại... kéo cày tốt.

Vậy nên để tìm được "trâu chiến" vừa ý, dân chơi trâu chọi không cách nào khác là vượt biên giới sang đất nước “triệu voi” tìm mua. Bởi thực tế ở Lào còn rất nhiều rừng nguyên sinh, trâu được chăn thả theo đàn nên thường rất to, khoẻ. Kinh nghiệm hàng chục năm huấn luyện trâu chọi, anh Khuông khẳng định: Đôi sừng là vũ khí hữu hiệu nhất để chống lại đối phương nên trâu chọi phải có đôi sừng to, 2 đầu chân sừng sát nhau.

Tiếp đến là cặp mắt. Một con trâu có gan trường thì tất cả thể hiện qua cặp mắt ti hí luôn đỏ ngầu với mí và lông mi dày. Bốn vó cũng phải chắc chắn, kheo mãn, đuôi chai, da dày, lông rậm... Đó là những đặc điểm của "trâu hùng", loại trâu đó vừa khoẻ, vừa dai sức lại hiếu chiến. Người đi tuyển trâu chọi còn phải biết con trâu có tính nết đặc biệt. “Nghịch ngợm, thường xuyên đánh nhau với trâu hàng xóm và bỏ nhà... đi bụi với trâu cái là số một”, anh Khuông đúc kết.

Một nghề công phu

Vào những ngày trước lúc diễn ra lễ hội chọi trâu, cả quận Đồ Sơn đâu đâu cũng râm ran tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng người hò reo... Người không biết thì tưởng là dân làng đang thao diễn để chuẩn bị lễ hội nhưng thực ra đó là một trong các bài tập cho các “ông trâu” thích nghi với không khí lễ hội. Trên bãi đất trống giữa cánh đồng, anh Hoàng Xuân Luận, ở phường Ngọc Xuyên, đang quần thảo với “ông trâu” bằng bài tập thể lực.




Anh Luận cho biết, khi mới nhận về, trâu chọi được tẩm bổ, vỗ béo một cách tối đa bởi thức ăn là cỏ non mỡ, trộn thêm cơm, cám, còn bia thì “uống vô tư”. Gần đến kỳ thi, khẩu phần ăn của trâu được tăng thêm gồm 300 viên B1, thậm chí là nhân sâm hay mật gấu, mỡ trăn cũng được bổ sung cho trâu “thêm phần phong đô”. Khi trâu đã khỏe thì chuyển sang phần huấn luyện thể lực và các miếng đánh.

“Bài tập đầu tiên là cho trâu đứng vạ đường cho chạ người, rồi khua trống, chiêng cho trâu thích nghi với không khí lễ hội. Thế nhưng nhiều khi gặp phải con trâu bất kham, lập tức giật thừng, bất phục xông ra chạy khắp cánh đồng. Lúc này chỉ có thể dùng mẹo mới tóm được dây thừng cột mũi trâu. Nhiều khi trâu dở chứng xông đến "đọ sừng" với bất cứ trâu nào gặp.

Vì thế phải biết cách nắm mũi trâu thế nào để trâu đứng yên; cách luồn yếm trâu để bắt dây thừng buộc mũi, rồi khi nào trâu tuột thừng phải biết cách hô "họ" vừa ngọt ngào, vừa oai nghiêm cho trâu vừa mến, vừa sợ, vừa phục tùng. Rồi cách đuổi theo trâu và chặn đầu trâu thế nào cho trâu khỏi lồng nữa cũng là... nghệ thuật. Vậy nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi “tai nạn nghề nghiệp” như bị trâu húc, trâu dẫm...” - anh Luận kể.

Song, đó cũng mới chỉ là bài tập sơ đẳng, còn vất vả và công phu nhất vẫn phải là bài tập thể lực cho “ông trâu”. Cũng theo anh Luận, thì hàng ngày cả người và trâu phải thức dậy từ 4 giờ sáng ra bãi tập. Bãi tập là một vòng tròn với đường kính hơn 20 mét, buộc thừng vào chiếc cọc tre đóng ở giữa. Sức người đọ với sức trâu, cả 2 cùng chạy xung quanh vòng tròn hàng tiếng đồng hồ liên tục để luyện sức bền.

Kết thúc bài chạy thì chuyển sang bài lội ruộng sụn để luyện cơ chân cho săn, khoẻ. Trâu lội dưới bùn, trên bờ người căng mình kéo trâu lê từng bước. Sau những bài tập thể lực thì lại phải luyện “bản lĩnh” bằng cách cho 2 trâu đứng 2 bên cổng sắt "nhé” nhau nhằm kích thích “máu chiến”. Mỗi “ông trâu” đều có miếng đánh sở trường: hổ lao, đánh cánh hoặc móc mắt… Do đó người huấn luyện phải nắm được sở trường của mỗi trâu bằng cách cho trâu húc đống đất từ đó luyện cho thuần thục” - anh Luận cho biết.

Luyện tập vất vả là vậy, chuyện ăn uống của các “ông trâu” cũng là bài toán rất phức tạp. Đó là sự kết hợp giữa khoa học và kinh nghiệm của từng người nuôi trâu. Khẩu phần ăn của các "ông trâu" cũng phải thực hiện khá chuẩn mực mới đảm bảo sức khoẻ. Anh Luận cho biết, để tránh bị đau bụng đi ngoài, cỏ cho "ông trâu" ăn phải là cỏ già, hong khô trong bóng mát chứ không được phơi nắng. Và đương nhiên các huấn luyện viên trâu chọi cũng trở thành những bác sỹ thú y.

Anh Luận kể, hàng ngày mỗi sáng dậy anh phải kiểm tra... phân trâu, nếu thấy phân lỏng là phải điều chỉnh thức ăn. Ngoài ăn cỏ còn phải thường xuyên cho trâu uống nước chè xanh và cũng có lúc phải kèm thuốc B1 vào thức ăn là mía, ngô cho trâu. Những khi trái  gió, trở trời, nửa đêm nằm ngủ trong nhà không yên tâm vì lo cho trâu, lại phải thức dậy, chạy ra chuồng che chắn... 

Thế mới biết, để có những pha đấu đầy kịch tính, người xem thường chỉ biết đến tên tuổi của chủ trâu được xướng lên mà ít ai biết rằng trong đó có phần lớn công sức của những người huấn luyện trâu. So với nghề nông, nghề chăn trâu chọi thuê có mức thu nhập từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/tháng thì có khá hơn chút đỉnh. Song điều họ quan tâm nhất vẫn là được sống, được đam mê và kiếm tiền chính đáng từ sức lao động của mình.

VĂN HUY


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông