Nhật Bản đưa vấn đề lãnh thổ lên LHQ

17:05 17/09/2012

Vụ tranh chấp lãnh thổ âm ỉ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở nên vô cùng căng thẳng trong tuần qua khi Tokyo tuyên bố mua các đảo mà nước này đang quản lý và gọi là Senkaku nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
Vụ tranh chấp lãnh thổ âm ỉ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở nên vô cùng căng thẳng trong tuần qua khi Tokyo tuyên bố mua các đảo mà nước này đang quản lý và gọi là Senkaku nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

Những nhà hoạt động Nhật Bản lên một hòn đảo trong Senkaku/Điếu Ngư để khẳng định chủ quyền với quần đảo hồi tháng trước.
Những nhà hoạt động Nhật Bản lên một hòn đảo trong Senkaku/Điếu Ngư để khẳng định chủ quyền với quần đảo hồi tháng trước.

Ngày 16-9, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda yêu cầu phía Trung Quốc đảm bảo an toàn cho công dân và doanh nghiệp Nhật Bản sau nhiều báo cáo về việc lăng mạ và tấn công trong bối cảnh cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng giữa hai nước.

Cuộc biểu tình mới nhất xảy ra vào sáng qua 16-9 khi hàng chục ngàn người Trung Quốc biểu tình tại khoảng 50 thành phố, tấn công các xe hơi do Nhật sản xuất cũng như các nhà hàng của người Nhật. Cũng trong ngày 16-9 tại Thượng Hải, hơn 200 người biểu tình tuần hành tới lãnh sự quán Nhật, có một nhóm còn hô “Đả đảo Nhật Bản” trong khi vẫy cờ. Cảnh sát đã tăng cường an ninh tại thành phố tài chính này, sử dụng container tàu biểu và rào chắn nhựa để chặn các con phố gần đó. 

Trước đó, ngày 15-9, những người biểu tình đã định xông vào sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh, trong khi hàng chục ngàn người xuống đường phản đối Nhật Bản trên toàn Trung Quốc. Đám đông ném chai nước vào Sứ quán Nhật và hô to những câu khẩu hiệu chống Nhật, vẫy cờ Trung Quốc và hát vang quốc ca. Tại Thanh Đảo ở đông bắc Trung Quốc, 10 nhà máy có liên hệ với các doanh nghiệp Nhật, trong đó có Panasonic, trở thành mục tiêu của người biểu tình. Đã có các vụ phóng hỏa và các dây chuyền sản xuất bị phá hủy. Hàng chục nghìn người cũng đã biểu tình tại các thành phố Trường Sa (Hồ Nam), Tô Châu (Giang Tô), Thanh Đảo (Sơn Đông), Quảng Châu, Chu Hải và Đông Quản (Quảng Châu), Côn Minh (Vân Nam), Thượng Hải, Trùng Khánh.

Trưa 16-9, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda xuất hiện trên truyền hình yêu cầu phía Trung Quốc đảm bảo an toàn cho công dân và doanh nghiệp Nhật Bản. Ông nói: “Tình hình thật đáng thất vọng, vì thế chúng tôi đang đưa ra lời phản đối. Chúng tôi muốn (Trung Quốc) giám sát tình hình để ít nhất các công dân và doanh nghiệp Nhật Bản ở Trung Quốc không bị lâm vào tình thế nguy hiểm”. Truyền thông Nhật Bản sau đó đưa tin cho hay ông Noda dự kiến sẽ đưa vấn đề lãnh thổ vào bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc cuối tháng này.

Theo nguồn tin được truyền thông Nhật dẫn nguồn, ông Noda sẽ phát biểu trước cộng đồng quốc tế rằng vấn đề lãnh thổ cần được giải quyết phù hợp với nguyên tắc “pháp quyền”. Do một trong những chủ đề chính của hội nghị cấp cao LHQ năm nay là pháp quyền, ông Noda sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các khúc mắc giữa các nước dựa trên luật pháp quốc tế. Một số nguồn tin cho hay, mặc dù rất hiếm khi một nhà lãnh đạo Nhật Bản đem vấn đề lãnh thổ lên Đại hội đồng LHQ, ông Noda đang hy vọng giành được sự ủng hộ đối với lập trường của Tokyo từ rất nhiều nước khác cũng đang chỉ trích sự bành trướng lãnh hải của Trung Quốc.

Cũng theo nguồn tin, để tránh làm leo thang thêm quan hệ vốn đã căng thẳng với Hàn Quốc và Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản sẽ cẩn trọng với các ngôn từ, chẳng hạn như sẽ tránh việc gọi tên những quần đảo tranh chấp. 

Việt Anh (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông