Nhọc nhằn… “nghề làm phúc”!

18:35 04/06/2010

Mỗi người đến từ một miền quê, hoàn cảnh khác nhau, nhưng công nhân làmnghề “nhất thổ, nhì mộc” khâm liệm, cải táng cho những người đã khuấtthuộc Công ty phục vụ mai táng TP Hải Phòng luôn đoàn kết và nhiệt tìnhvới công việc. Để gắn bó với “nghề làm phúc”, bên cạnh chữ tín, cần cócái tâm và mọi người đều cho rằng làm phúc cho người khác cũng có nghĩalà họ tự tạo hạnh phúc cho bản thân.
Mỗi người đến từ một miền quê, hoàn cảnh khác nhau, nhưng công nhân làmnghề “nhất thổ, nhì mộc” khâm liệm, cải táng cho những người đã khuấtthuộc Công ty phục vụ mai táng TP Hải Phòng luôn đoàn kết và nhiệt tìnhvới công việc. Để gắn bó với “nghề làm phúc”, bên cạnh chữ tín, cần cócái tâm và mọi người đều cho rằng làm phúc cho người khác cũng có nghĩalà họ tự tạo hạnh phúc cho bản thân.

Chăm sóc phần mộ cho người đã khuất ở nghĩa trang Ninh Hải
Chăm sóc phần mộ cho người đã khuất ở nghĩa trang Ninh Hải

Sống trên huyệt mộ

Anh Đỗ Văn Xanh, 41 tuổi, quê ở Lại Xuân, Thủy Nguyên, đã gắn bó với nghề khâm niệm và cải táng tử thi đã gần 20 năm. Khi hỏi về chuyện nghề, anh Xanh tâm sự: “Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, tôi chưa biết chọn nghề gì để kiếm sống thì được một người quen giới thiệu vao làm việc tại công ty. Lúc đầu tiếp xúc với tử thi, âm khí cũng thấy ghê người. Được những công nhân lành nghề hướng dẫn các kỹ thuật khâm liệm và cải táng; tôi trực tiếp tắm rửa, thay quần áo, băng bó xác chết cho vào áo quan, làm nhiều cũng thành quen”.

Cũng từ đó, cái “nghiệp” khâm liệm xác chết gắn với cuộc đời anh. Gần 20 năm mưu sinh bên huyệt mộ, anh Xanh ước tính đã khâm liệm, cải táng cho hàng nghìn người, già có, trẻ có, giàu sang phú quý và nghèo khó cơ hàn cũng có. Qua câu chuyện của anh, nếu ai “yếu bóng vía” cũng chẳng đủ can đảm ngồi nghe. Anh Xanh còn nhớ như in cách đây 4 năm, anh nhận khâm liệm cho xác chết nam khoảng 40 tuổi (chết không rõ nguyên nhân), ở khu tập thể nhà máy hóa chất Sông Cấm (Hải Phòng). Khi người dân phát hiện thì xác chết đã bắt đầu phân hủy, bốc mùi hôi thối.

Để khiêng được xác người xấu số từ tầng 2 xuống tầng 1 phục vụ công tác khám nghiệm tử thi và khâm liệm, anh và một đồng nghiệp phải gò người, mặt cúi xuống sát mặt người chết. Lúc đó, một cảm giác rùng mình, tóc gáy dựng ngược lên, nhưng vì tính chất công việc, các anh vẫn làm chu đáo. Anh Xanh cho biết, về nhà tắm rửa hết cả bánh xà phòng vẫn không hết cảm giác mùi xác chết vây ám ở quần áo…

Anh Vũ Hồng Sinh, Phó ban quản lý nghĩa trang Ninh Hải có thâm niên trong “nghề làm phúc” này 25 năm, thì có 21 năm trực tiếp làm công tác khâm liệm, cải táng cho người chết. Khoảng thời gian đó không phải là dài đối với một đời người, song đó là sự trải nghiệm tương đối lớn đối với một nghề mà không phải ai cũng làm được. Theo anh Sinh, nghề tiếp xúc với âm phần vất vả nhất vào những tháng cuối năm. Bước vào “mùa cải táng”, 30 công nhân phải thường xuyên túc trực để thực hiện nhiệm vụ bốc mộ. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tất cả công nhân phải làm việc dưới huyệt mộ với cường độ lao động lên đến 300%: Ban ngày đi đào mộ, ban đêm cải táng, sáng ra lại lấy ván thiên, khử trùng lấp miệng huyệt, vệ sinh khuôn viên nghĩa trang.

Qua câu chuyện với công nhân ở nghĩa trang Ninh Hải được biết, trung bình vào 2 tháng cuối năm, tại nghĩa trang này có từ 700-1.000 ngôi mộ được cải táng, chuyển hài cốt về nghĩa trang Phi Liệt và các nghĩa trang khác. Nhiều phần mộ sau 3 năm chôn cất, thi thể vẫn còn nguyên vẹn, buộc công nhân của Công ty phải thỏa thuận với gia đình mang xác đó đi hỏa táng. Mọi công đoạn cải táng đều được làm chu đáo, tuyệt đối không để xót bộ phần nào của người chết. Với cường độ làm việc cao, có đêm các anh phải cải táng cho 150 phần mộ. Trung bình từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng, mỗi công nhân phải bốc 7 phần mộ. Với đặc thù công việc vất vả, các anh phải mò mẫm ở nghĩa địa suốt đêm. Công việc nặng nhọc, mùi hôi thối, ẩm ướt, âm khí độc hại ám ảnh khiến nhiều công nhân mắc bệnh nghề nghiệp như: chóng mặt, đau đầu, đau lưng, mất ngủ…



Nhân dân tảo mộ ở nghĩa trang Ninh Hải


Đôi chút mặc cảm với nghề

Ông Trần Văn Phong, Giám đốc Công ty phục vụ mai táng TP Hải Phòng, tâm sự: Với quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận”, người chết được chôn cất, hỏa táng là việc làm hết sức thiêng liêng, cao cả. Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, công ty đảm nhiệm dịch vụ mai táng như: trang trí khánh tiết tại đám tang, khâm liệm, đưa tang, chôn cất, quản lý mồ mả trong 3 năm và cải táng. Hiện nay công ty có 190 cán bộ, công nhân làm nhiệm vụ tại trụ sở chính và 2 nghĩa trang lớn của TP là Ninh Hải và Phi Liệt. Công ty đầu tư 30 đầu xe phục vụ mai táng để phục vụ nhu cầu của nhân dân trong việc tổ chức mai táng cho người đã khuất.

Theo tập quán sinh hoạt, mọi việc từ khâm liệm, mai táng cho người đã khuất cần phải chọn giờ tốt. Do vậy, công việc của những người phục vụ mai táng thường bị động theo yêu cầu gia đình thân chủ. Nghề phục vụ người chết chu đáo để người sống yên tâm gặp không ít phiền toái. Khi tác nghiệp, công nhân phải tiếp xúc với nhiều thành phần trong xã hội, phải chịu nhiều áp lực từ phía nhân dân. Chỉ cần một sơ suất trong lễ tang, các anh có thể bị một số con cháu người đã khuất đến đe dọa, chửi mắng. Đã nhiều lần đội ngũ lái xe của công ty bị côn đồ đập vỡ kính, hành hung, phải nhờ đến lực lượng công an địa phương can thiệp. Bởi thế cho nên, các công nhân phải luôn giữ đúng phẩm chất đạo đức; làm việc, tiếp xúc với dân phải giữ nghi lễ để làm tròn cái nghề được coi là “làm dâu trăm họ”.

Đặc thù công việc vất vả là vậy nhưng hầu như công nhân trong Công ty phục vụ mai táng ít nhận được sự thông cảm và chia sẻ của xã hội. Ngay cả việc tìm chỗ dừng đỗ xe của công ty phục vụ tang lễ cũng rất khó khăn, bởi dừng xe ở đâu cũng bị người dân xua đuổi như đuổi tà. Họ tỏ thái độ không thiện cảm và cho rằng xe tang dừng trước cửa nhà có thể là điểm gở…

Qua tâm sự chuyện nghề, nhiều công nhân trẻ phải giấu gia đình về công việc của mình. Nguyên nhân chính vẫn là định kiến xã hội, do phản ứng bản năng khi nhắc đến từ “xác chết” và có thể do những ám ảnh về linh hồn ma, quỷ, không ít công nhân bị cô lập về tinh thần, không muốn tâm sự và chia sẻ công việc mình đang làm với người thân.

Anh Phong kể: Một hôm, tôi đến thăm bà cụ là mẹ của người bạn đang điều trị bệnh tại BV, thì nhận được những ánh mắt nhìn không mấy thiện cảm. Con cháu cụ không hài lòng về sự có mặt của tôi và họ cho rằng “cú nhòm nhà bệnh”. Bởi vậy, mỗi khi có người thân đau ốm, anh em công nhân trong công ty không dám đến thăm. Cũng bởi mặc cảm nghề nghiệp, nên vào dịp Tết, công nhân cũng chỉ dám chúc tết đồng nghiệp. Các đám cưới, hỏi thì chúng tôi hầu như không dám dự.
Mặc dù vậy nhưng rất ít công nhân làm nghề này có ý định bỏ nghề hay chuyển nghề.

Để phục vụ tốt nhu cầu nhân dân trong việc mai táng, công ty luôn đảm bảo thu nhập cho công nhân để họ yên tâm gắn bó với nghề. Tất cả đều chung suy nghĩ phải cố gắng làm tốt để người chết được yên nghỉ. Do vậy, qua 46 năm thành lập, tiền thân là Ban quản lý nghĩa trang, Công ty phục vụ mai táng TP đã không ngừng phát triển, hiện có 2 văn phòng đại diện tại: Hải Dương, Nam Định để nhận hợp đồng hỏa táng. Bên cạnh chữ tín, cần có chữ tâm, công ty đã kêu gọi công nhân và nhân dân đóng góp và đang đầu tư cơ sở hạ tầng như: lò hỏa thiêu và một số công trình tâm linh trị giá hàng tỷ đồng, thực hiện dự án xây dựng công viên nghĩa trang của thành phố.


HỒNG HẢI


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông