Những người “giải mã” tử thi

20:49 11/09/2010

Một vụ án hình sự liên quan đến giết người, hiếp dâm... được khám pháthành công, trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của những ngườilàm giám định pháp y. Họ đã gópphần rất quan trọng trong việc “giải mã”, vén màn bí ẩn cho những xácchết không rõ nguyên nhân, giúp các cơ quan điều tra, tố tụng tìm lạisự công bằng cho người đã khuất và gia đình nạn nhân....
Một vụ án hình sự liên quan đến giết người, hiếp dâm... được khám pháthành công, trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của những ngườilàm giám định pháp y. Họ đã gópphần rất quan trọng trong việc “giải mã”, vén màn bí ẩn cho những xácchết không rõ nguyên nhân, giúp các cơ quan điều tra, tố tụng tìm lạisự công bằng cho người đã khuất và gia đình nạn nhân....

Nghề pháp y rất độc hại
Nghề pháp y rất độc hại

Những xác chết “biết nói”

Một chiều tháng 9, tôi đã có cuộc hẹn với CBCS là bác sỹ, giám định viên thuộc Đội Pháp y - Sinh vật, thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự CATP để tìm hiểu đôi chút về đặc thù nghề nghiệp của họ. Đón khách bằng nụ cuời đôn hậu, nhưng qua câu chuyện, tôi có cảm nhận rằng, nhiều người trong số họ vẫn còn ngần ngại khi phải công khai nói chuyện về nghề. Và sự mặc cảm đó hàm chứa nguyên nhân do nghề nghiệp của họ chưa được coi trọng, hay nói đúng hơn là chưa được đánh giá đúng mức tầm quan trọng của nghề này đối với xã hội. Sự thực là, nhiều năm qua, nhờ kết quả giám định của Đội Pháp y - Sinh vật đã giúp lực lượng CA phá nhanh các vụ trọng án xảy ra trên địa bàn TP.

Trong hàng nghìn vụ án đó phải kể đến vụ trọng án mới xảy ra tại xã Tây Hưng mà CA huyện Tiên Lãng phá án thành công, nhờ sự đóng góp công sức không nhỏ của Đội Pháp y - Sinh vật. Ngày 2-6-2010, Phòng Kỹ thuật hình sự CATP nhận được yêu cầu của CA huyện Tiên Lãng về việc giám định để xác định nguyên nhân chết của nạn nhân Nguyễn Văn Nghĩa, sinh 1985, ở Tây Hưng. Trước đó, lúc 17h cùng ngày, gia đình phát hiện thấy xác Nghĩa nổi dưới ao gần nhà trong tình trạng đang phân hủy.

Theo nguồn tin của gia đình cung cấp thì Nghĩa bị ốm và 3 ngày trước đó có xuống cầu ao rửa mặt và không thấy về nhà. Sau khi vớt xác, gia đình lên UBND xã làm giấy khai tử và muốn chôn cất nạn nhân ngay trong đêm. Tuy nhiên, cái chết nhiều uẩn khúc của Nghĩa đã nằm trong nghi vấn của lực lượng công an và nó chỉ được “giải mã” khi khám nghiệm tử thi. Đội Pháp y - Sinh vật phát hiện trên cơ thể Nghĩa có 1 vết xước rách da, bờ mép đã phân hủy. Tiến hành mổ tử thi để tìm nguyên nhân cho thấy, nạn nhân chết do bị chấn thương vùng đầu.

Từ chứng cứ “rõ như ban ngày”, CA huyện Tiên Lãng đã nhanh chóng phá án. Đau xót hơn khi thủ phạm giết Nghĩa lại chính là em trai cùng mẹ, khác cha Nguyễn Văn Tuyên. Qua điều tra, Tuyên khai nhận, do mâu thuẫn với anh nên Tuyên đã dùng gậy đập chết Nghĩa rồi ném xuống ao. Qua giám định ADN qua mẫu tóc, máu còn vương lại dưới nền nhà và trên bức tường, Đội đã xác định hiện trường xảy ra án mạng chính là căn nhà của nạn nhân.

CBCS Đội Pháp y - Sinh vật còn nhớ như in lần khám nghiệm tử thi cháu Nguyễn Phương Linh, sinh 2004, ở khu Quán Nam, phường Kênh Dương, Lê Chân. 16h30 ngày 30-12-2009, gia đình báo tin đến CA phường rằng cháu Linh bị cảm chết đột ngột. Thấy cái chết của cháu bé có nhiều biểu hiện nghi vấn, đặc biệt ở vùng cổ, CA phương Kênh Dương yêu cầu giám định làm rõ nguyên nhân. Sau khi đội ngũ bác sỹ, giám định viên tiến hành mổ tử thi, xác định cháu Linh chết do bị bỏ đói và thiếu ôxi.

Từ chứng cứ trên, tại cơ quan điều tra, người mẹ đẻ Phạm Thị Ánh Dương và cha dượng Vũ Văn Phúc phải cúi đầu khai nhận hành vi mất nhân tính của mình: Do Linh hiếu động nên hai vợ chồng đã bỏ đói, cấm người nhà không ai được cho cháu ăn, uống, sau đó dùng dây tròng vào cổ, nhốt cháu trong nhà tắm. Do đói và rét, cháu Linh ngất xỉu và chính sợi dây chòng ở cổ đã thắt chặt cuống họng, vô hình gây nên cái chết oan nghiệt cho cháu bé vô tội. Khi nguyên nhân cái chết thương tâm của cháu bé được làm sáng tỏ, dư luận đã lên án mạnh mẽ người mẹ độc ác, có trái tim của loài dã thú...

Ngày 24-8 vừa qua, Ban giám đốc CATP nhận được tin báo tại đoạn sông thuộc thôn Đại Trang, xã Bát Trang, huyện An Lão, phát hiện một tử thi không đầu đang trôi dạt. Xác định rất có thể là nạn nhân của một vụ trọng án, cảnh sát hình sự cùng Đội nhanh chóng xuống hiện trường để làm sáng tỏ vụ việc. Một bác sỹ pháp y trong Đội kể lại: Khi CBCS xuống hiện trường quan sát thấy xác chết phân hủy đã lâu, các bộ phận trên cơ thể thối rữa, trương phềnh; trên người nạn nhân buộc rất nhiều dây nhằng nhịt. Để kéo được xác chết vào bờ phục vụ công tác giám định, mấy anh em trong Đội phải gồng mình, mặt áp sát xác thối nồng nặc.

Qua kết quả giám định cho thấy nạn nhân là nam giới, khoảng 50 tuổi. Do tử thi ngấm nước lâu ngày nên đã phân hủy, rất khó nhận dạng; khớp cổ rụng tự nhiên, không có dấu hiệu vụ án mạng. Nhận định dây buộc trên người nạn nhân là do hiện tượng nhân dân địa phương đùn đẩy xác từ đoạn sông này sang nơi khác. Hiện lực lượng CA huyện An Lão đang tiếp tục truy tìm danh tính, tung tích nạn nhân.  

Những câu chuyện pháp y mổ xác nêu trên chỉ là một trong hàng nghìn trường hợp mà CBCS Đội Pháp y - Sinh học đã đảm nhiệm trong thời gian qua. Qua kết quả giám định ấy, người chết có cơ hội được giãi bày với người sống về nguyên nhân mà họ phải về cõi vĩnh hằng, khoảnh khắc họ ra đi mà không có người thân bên cạnh. Kết quả đó chính là bằng chứng đắt giá giúp cho cơ quan điều tra phá án, giúp những phận đời xấu số tìm được sự công bằng...

Giám định pháp y - nghề nhiều người né

Thiếu tá Nguyễn Đình Rèn, Đội trưởng Đội Pháp y - Sinh vật, cho biết: “Đội được thành lập tháng 8-2006, với 6 cán bộ trực tiếp làm công tác giám định, trong đó có 3 bác sỹ, 1 cử nhân sinh học và 2 trung cấp y. Đội đảm nhiệm các chức năng: khám nghiệm giám định pháp y tử thi; giám định pháp y thương tích; giám định dấu vết sinh vật. Trong đó có giám định ADN là công nghệ mới được Bộ CA ứng dụng tại 7 tỉnh, thành phố. Giám định pháp y mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần tích cực trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm con nguời. Tuy nhiên, do phong tục tập quán, định kiến xã hội cũng như nhận thức của đại đa số nhân dân còn hạn chế, nên giám định pháp y (đặc biệt là pháp y người chết) chưa được quan tâm đúng mức.

Công việc của họ không kể ngay hay đêm, điều kiện thời tiết, khi nhận được nhiệm vụ là CBCS trong đội lại khắn gói đồ nghề lên đường. Mổ xác để xác định nguyên nhân chết được tiến hành ngay tại hiện trường, có thể ở bờ ruộng, bờ ao, hầm, dưới khoang tàu... Nhiều xác chết khi được phát hiện đã phân hủy, bốc mùi hôi thối rất độc hại. Thế nhưng bảo hộ lao động khi tác nghiệp của các anh rất đơn giản là đôi gang tay và khẩu trang.

Phải tiếp xúc với âm khí đã vất vả, cực nhọc, nhưng công việc này thường không nhận được thiện cảm từ phía người nhà nạn nhân. Chứng kiến cảnh người thân đã chết rồi mà vẫn bị “phanh thây” tìm nguyên nhân tử vong, nhiều người không đành lòng, nên thường có thái độ ngăn cản lực lượng làm công tác khám nghiệm. Nhưng vì yêu cầu phục vụ điều tra, các anh vẫn phải động viên gia đình để công việc được tiến hành thuận lợi...

Chỉ tính riêng 8 tháng qua, Đội Pháp y - Sinh vật đã giải quyết 310 vụ việc, trong đó những ca mổ tử thi chiếm trên 60% số vụ việc. Nhiều vụ chết do TNGT, cơ thể dập nát, bác sỹ pháp y phải dùng tay sờ nắn các bộ phận trên cơ thể để thu thập chứng cứ. Đúng như lời thiếu tá Nguyễn Văn Rèn thì hơn 15 năm gắn bó với nghề pháp y, bàn tay anh đã giám định cho hàng trăm xác chết. Anh Rèn tâm sự, mỗi lần giám định xác chết phân hủy, mặc dù khử trùng, tắm rửa nhưng mùi tử thi, âm khí cứ vây ám vào người.

Cũng vì đặc thù của nghề phải thường xuyên “làm việc với người chết” nên nhiều trường hợp xin về công tác tại Đội Pháp y - Sinh vật không bám trụ được, phải chuyển nghề. Rất nhiều người làm nghề mà phải giấu bặt gia đình, vợ con và bạn bè. Theo anh Rèn, hiện nay quân số của Đội cần tổng số khoảng 12 người mới đáp ứng yêu cầu công việc. Thế nhưng, hầu hết các sinh viên ngành y đều “né” để khỏi phải vào ngành này. Bên cạnh đó, nếu nói về tiêu chí “ngành nghề thu hút” thì pháp y có thể bị coi là “cuối bảng” bởi chế độ đãi ngộ, phụ cấp độc hại thấp, không tương xứng với công sức bỏ ra, lại khó có cơ hội kiếm thêm thu nhập như các chuyên ngành y khác.

Điều đó lý giải tại sao dù thiếu cán bộ nhưng từ năm 2000 đến nay, Phòng Kỹ thuật hình sự vẫn buộc phải giải quyết cho 3 bác sỹ bỏ và chuyển nghề, 2 y sỹ xin đi học bởi họ muốn thoát khỏi nghề pháp y. Để giải quyết tình trạng thiếu cán bộ cho Đội, Phòng Kỹ thuật hình sự vẫn mở những đợt “chiều hiền đãi sĩ”, nhưng 8 năm qua vẫn không có đơn xin vào Đội. Cứ tình trạng này, chẳng biết đến khi nào Đội Pháp y - Sinh vật mới tìm được đủ đội ngũ những người giàu nhiệt tình, nhiệt huyết?


HỒNG HẢI


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông