Những người lính mang hai mầu áo

16:32 26/02/2011

Chúng tôi gọi các y, bác sỹ Bệnh viện CATP Hải Phòng là những người línhmang hai màu áo. Quả vậy, họ là chiến sỹ mang sắc phục công an nhân dâncùng bộ bluse trắng. Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng tôi có dịp được chúc mừng, tiếp xúc với những người lính mà chiến công của họ luôn thầm lặng và rất đáng kính phục...
Chúng tôi gọi các y, bác sỹ Bệnh viện CATP Hải Phòng là những người línhmang hai màu áo. Quả vậy, họ là chiến sỹ mang sắc phục công an nhân dâncùng bộ bluse trắng. Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng tôi có dịp được chúc mừng, tiếp xúc với những người lính mà chiến công của họ luôn thầm lặng và rất đáng kính phục...

Cán bộ y tế Bệnh viện CATP đang thăm khám cho bệnh nhân
Cán bộ y tế Bệnh viện CATP đang thăm khám cho bệnh nhân

Phó giám đốc thường trực bệnh viện, BSCK 1 Nguyễn Thị Mai Lan có thể là người kiệm lời trong tiếp xúc, nhưng lại rất sâu sắc trong công việc. Chị thông báo với chúng tôi: Năm qua Bộ Công an chính thức có Quyết định Bệnh viện CATP Hải Phòng (BV hạng III) trên cơ sở nâng cấp bệnh xá của CATP, từng đảm nhận chức năng, nhiệm vụ khám chữa bệnh trong lực lượng Công an nhân dân.

iệc nâng cấp này quy mô sẽ được mở rộng hơn, tương lai cho một bệnh viện “trẻ”, góp phần nâng cao chất lượng chăm lo sức khỏe không chỉ lực lượng công an thành phố mà của cả cộng đồng. Bởi vậy, Ban giám đốc CATP rất quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho bệnh viện. Mặc dù phòng khám biên chế hiện tại chỉ có 3 bác sỹ, 1 y sỹ, 3 y tá nhưng trong năm qua đã khám và kê đơn điều trị ngoại trú cho 10.389 lượt bệnh nhân, trong đó 6.983 bệnh nhân là CBCS CATP, 857 bệnh nhân có thẻ BHYT; kiểm tra sức khỏe định kỳ cho 1.540 CBCS thuộc 24 đơn vị công an.

Tuy nhiên, những con số trên chưa hẳn nói hết sự cống hiến của các y, bác sỹ trong bệnh viện, mà trên hết là nhiệt huyết với nghề nghiệp, với y đức của người thầy thuốc. Chỉ nói riêng việc quản lý, theo dõi và điều trị có hiệu quả 731 lượt bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường type2, tăng huyết áp, viên gan mãn, rối loạn chuyển hóa… các y, bác sỹ của bệnh viện phải tận tâm lắm mới phục vụ chu đáo cho người bệnh. Lại nữa, điều trị có hiệu quả một số bệnh đau vai gáy, đau lưng cấp do thoái hóa, liệt dây VII ngoại biên do lạnh… là các chứng bệnh chiến sỹ công an thường gặp phải do môi trường công tác, chiến đấu.

Thấy chúng tôi có vẻ ngần ngại khi được biết với nguồn nhân lực y, bác sỹ còn quá ít so với nhiều bệnh viện khác, trong khi phải đảm đương được nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng CATP…? Bác sỹ Mai Lan giải đáp luôn: do thiếu nhân lực nên hầu hết nhân viên bệnh viện đều phải kiêm nhiệm nhiều mặt chuyên môn và đã phải làm thêm giờ. Đó là chưa nói ngoài công tác chuyên môn ở bệnh viện, công tác chỉ đạo tuyến, công tác vệ sinh phòng dịch, y tế cộng đồng… đều phải được tiến hành đồng thời. Gian khổ, vất vả là vậy, ít ai không say mê với công việc.

Ngay các đồng chí lãnh đạo bệnh viện, như bác sỹ CKI Trần Thị Phú, vừa với cương vị lãnh đạo bệnh viện kiêm luôn Trưởng khoa khám bệnh và y học cổ truyền. Rồi thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Thế Quyền, Trưởng khoa liên chuyên khoa không chỉ làm việc trong nhiệm vụ của một bác sỹ trưởng khoa mà còn phải đi thăm khám bệnh hàng ngày, kể cả phải đi khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính ngoài bệnh viện. Vì thế, yêu cầu ca trực của bệnh viện thường phải có 7 y, bác sỹ, y tá nhưng nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng được 4, nên bệnh viện lại phải bố trí đủ quân số trực, ắt các y, bác sỹ phải làm thêm ca, thêm giờ như một lẽ đương nhiên.

Thực tế, công tác điều trị bệnh ở bệnh viện CATP càng đáng khâm phục các y, bác sỹ ở đây. Nhiệm vụ này được giao cho khoa liên chuyên khoa do bác sỹ, Phó giám đốc bệnh viện Nguyễn Thế Quyền phụ trách chỉ có vẻn vẹn 3 bác sỹ, 17 điều dưỡng viên, nhưng trong năm 2010 đã sử dụng hết 80% công suất giường. Bệnh nhân thu dung vào điều trị nội trú tăng 5% so với những năm trước; chủ yếu điều trị những bệnh cấp tính như viêm đường hô hấp, bệnh tiêu hóa, sốt virus, dị ứng, đau lưng cấp, hội chứng vai gáy… Ngoài ra, còn phải phẫu thuật một số trường hợp u mỡ, u bã đậu, cắt chai chân, fimozit, ổ abces… Thế nhưng chưa có trường hợp nào phải chuyển lên tuyến trên vì ở ngay bệnh viện đều có thể điều trị, xử lý tốt các chứng bệnh. Theo bác sỹ Quyền, các bệnh nhân (chủ yếu CBCS công an) đến điều trị tại bệnh viện đều được duy trì thực hiện chế độ chăm sóc tại giường trong điều kiện khá tốt.

Cũng vậy, ở khoa cận lâm sàng chỉ có 8 đồng chí (2 bác sỹ CKI, 5 kỹ thuật viên, 1 điều dưỡng viên) được trang bị hệ thống thiết bị hệ thống cận lâm sàng gồm có máy xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, sinh hóa nước tiểu, máy Xquang, siêu âm, điện tim, máy theo dõi chức năng sống… luôn được khai thác, sử dụng tối đa chuẩn đoán và điều trị bệnh có hiệu quả. Ví như, trong 1 năm khoa đã tiến hành 2.476 ca xét nghiệm huyết học (tăng 93,4%), 11.023 ca xét nghiệm sinh hóa máu (tăng 52%), 3.146 ca xét nghiệm  NTTB (tăng 5%), 1.418 ca điện tim, 3.732 ca siêu âm, 3.974 ca chụp X quang các loại. Ngần ấy ca xét nghiệm, ngần ấy công việc nhưng chưa bao giờ y, bác sỹ của bệnh viện kêu ca phàn nàn, thay vào đó là những nụ cười vì đã hoàn thành nhiệm vụ.

Còn nhiều điều đáng nói về bệnh viện CATP. Chúng tôi vẫn tâm đắc về tinh thần y đức của các y bác sỹ trong bệnh viện “trẻ” này. GĐ Bệnh viện Nguyễn Sỹ Hòa nhấn nhá với chúng tôi rằng, ngoài tinh thần trách nhiệm với công việc, y bác sỹ ở đây có nét rất riêng là được phục vụ CBCS công an và bao giờ họ cũng thể hiện tình đồng đội, tình đồng chí để chữa bệnh bằng tâm đức thật của những người thầy thuốc. Có nhiều câu chuyện cảm động về cái tình ấy mà hầu như y bác sỹ nào cũng gắn với bệnh viện chí ít một kỷ niệm đẹp. Có đồng chí công an ở địa phương xa nội thành, trong khi làm nhiệm vụ bị trọng thương được đưa đến bệnh viện, các y bác sỹ ở đây đã chăm sóc, điều trị chu đáo, đến nỗi vài ngày sau khi gia đình biết tin đến thăm nom thì bệnh nhân đã bình phục, ổn định. Lại có những ca đi điều trị ở bệnh viện công an vì gia đình hoàn cảnh khó khăn cứ nghĩ điều kiện phục vụ bệnh nhân phải tốn kém lắm, nhưng thực tế gia đình đến đây mới hiểu dù không có người thân chăm sóc bệnh viện vẫn đảm bảo đầy đủ chế độ như mọi chiến sỹ khác. Các y, bác sỹ trong bệnh viện không hề quản ngại, không hề phân biệt mà trên hết lại là cái tình và tấm lòng của người thầy thuốc.

Chia tay với các y, bác sỹ bệnh viện CATP, những người lính mang hai màu áo, chúng tôi nặng lòng cảm phục. Dù là một bệnh viện “trẻ” nhưng trong tương lai không xa sẽ trở thành một trong những trung tâm khám, chữa bệnh tin cậy ở thành phố. Cảm phục hơn các y, bác sỹ từng sống, làm việc nơi đây với tinh thần “thầy thuốc như mẹ hiền”, luôn làm đẹp lòng CBCS Công an thành phố Cảng.

TÚ SƠN


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích