Sự ra đời của Lực lượng Cảnh sát giao thông

18:39 25/01/2016

Ngày 21-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các cơ sở cảnh sát và liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam Công an vụ. Tổ chức Việt Nam Công an vụ có 3 cấp: Nha Công an Việt Nam, Sở Công an kỳ và Ty Công an tỉnh. Theo sắc lệnh này, ở các Sở Công an kỳ, Ty Công an tỉnh có Phòng và Ban trật tự làm nhiệm vụ giữ gìn TTATGT, trật tự công cộng, kiểm soát giấy tờ, thẻ căn cước…  Có thể nói đây là mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng CSGT, để tiến tới hình thành tổ chức Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy sau này.

 Trong quá trình phát triển cách mạng, lực lượng Cảnh sát từng bước hoàn thiện tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ với nhiều tên gọi khác nhau như: “Cảnh sát danh dự không lương”, “Cảnh sát xung phong”, “Trị an hành chính”; “Trị an dân cảnh”... và trong các tổ chức tiền thân ấy đều có một bộ phận thực hiện nhiệm vụ giữ gìn TTATXH, TTKS, bảo đảm TTATGT trên các tuyến đường, bến xe, bến phà, bến cảng… Đến ngày 12-3-1997, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có Quyết định số 194/QĐ-BNV quy định nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức của Cục CSGT đường bộ - đường sắt. Ngày truyền thống của lực lượng CSGT đường bộ - đường sắt được Bộ Công an xác định là ngày 21-2-1946.

Với Hải Phòng, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, thành phố còn là nơi quân Pháp tập kết 300 ngày để rút khỏi miền Bắc vào ngày 13-5-1955. Nhiệm vụ đảm bảo TTATGT phục vụ cho việc tiếp quản thành phố an toàn, thắng lợi, cùng với việc đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ khôi phục kinh tế, chi viện cho miền Nam là vô cùng cấp thiết. Trước tình hình đó, ngày 3-5-1955, Bộ Công an ra quyết định thành lập Sở Công an Hải Phòng, trong đó có lực lượng CSGT đường bộ - đường sắt với tên gọi lúc bấy giờ là Đại đội Giao cảnh trực thuộc Phòng trị an dân cảnh với nhiệm vụ hướng dẫn giao thông trong thành phố. 

VP


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông