Thế giới lên án nạn bóc lột trẻ em

21:47 14/05/2009

Nhân kỷ niệm 20 năm Công ước về quyền trẻ em, tại thủ đô San Jose củaCosta Rica ngày 12-5, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vàmột số tổ chức phi chính phủ đã lên án tình trạng bóc lột trẻ em trêntoàn cầu.
Nhân kỷ niệm 20 năm Công ước về quyền trẻ em, tại thủ đô San Jose củaCosta Rica ngày 12-5, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vàmột số tổ chức phi chính phủ đã lên án tình trạng bóc lột trẻ em trêntoàn cầu.

Sự
Sự

Tại buổi khai mạc, đại diện các tổ chức phi chính phủ công bố số liệu cho thấy mỗi năm có hàng triệu trẻ em bị bóc lột sức lao động và xâm hại tình dục trên toàn cầu. Tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, khoảng 6 triệu trẻ em là nạn nhân của các vụ bóc lột và xâm hại, trong đó khoảng có 80.000 trẻ em chết vì bạo hành gia đình. Như vậy, trung bình mỗi ngày ở Mỹ Latinh có tới 220 trẻ em chết do bạo hành gia đình và mỗi giờ có 28 em ở tuổi thiếu niên bị lạm dụng tình dục. Cũng tại khu vực này, chỉ có 35% trẻ em các nước trong khu vực học xong cấp hai. Các đại biểu khẳng định đây là sự vi phạm các quyền cơ bản của trẻ em.

Tại Ấn Độ, theo ước tính của cảnh sát liên bang, khoảng 1,2 triệu trẻ em đang bị ép làm việc trong hoạt động mại dâm.  Mại dâm ở vùng hành hương, lạm dụng du lịch tình dục và mại dâm trẻ em đang là những "xu hướng đáng lo ngại" ở Ấn Độ gần đây. Nước này cũng là nơi cung cấp, trung chuyển và điểm đến của các đường dây buôn người vì hoạt động mại dâm. Giới chức Ấn Độ tin rằng 90% các vụ buôn lậu người diễn ra ở trong nước.

Có thể nói hoạt động bóc lột trẻ em đã và đang diễn ra dai dẳng ở Ấn Độ. Cách đây 3 năm, trong bộ phim tài liệu mang tên Tuổi thơ bị đánh cắp, đạo diễn kiêm nhà quay phim Robin Romano mô tả thảm cảnh hết sức bi thương của các em nhỏ Ấn Độ. Các lò nung gạch và khu khai thác đá là những cảnh thường thấy tại Tây Bengal, Orissa và những bang vùng biên của Ấn Độ. Những em nhỏ làm việc ở đây bị bóc lột từ 12-16 giờ một ngày, bảy ngày một tuần, 365 ngày một năm.




Thế giới của các em chỉ gồm những hố bùn, những cánh đồng khô cằn, các lò gạch, các đống đá và máy nghiền đá. Buổi tối, các em phải ngủ ngoài trời hoặc trong những nơi trú ẩn tạm bợ, không có các điều kiện vệ sinh. Ở đó không có trường học và nhiều em nhỏ thậm chí còn không có gia đình. Hơn 1/3 trong số các em làm việc trong lò gạch này và 1/4 số các em làm việc tại khu khai thác đá đã được đưa đến đây bằng tàu thủy từ các vùng khác, những nơi mà bố mẹ các em bị buộc phải bán các em làm nô lệ.

Trên phạm vi toàn cầu, trong báo cáo được thực hiện từ năm 2008, Tổ chức Save the Children (Cứu lấy trẻ em) cho biết trên thế giới hiện có 218 triệu trẻ em phải lao động, trong đó 126 triệu em làm việc trong những điều kiện nguy hiểm và 8,5 triệu em lao động như nô lệ. Một trong những hình thức nô dịch trẻ thơ là việc buôn bán trẻ em với doanh số hàng năm lên tới 23,5 tỷ EURO, hay bóc lột tình dục từ các thương vụ du lịch "sex" với sự tham gia của 1,8 triệu trẻ vị thành niên. Bản báo cáo trên còn cho biết hiện nay 300.000 trẻ em dưới 15 tuổi bị bắt đi lính và dính líu vào các cuộc xung đột vũ trang. 

Hiện nay, bên cạnh hoạt động bóc lột sức lao động của tình dục trẻ em, các băng nhóm tội phạm còn sử dụng trẻ vị thành niên trong các hoạt động buôn bán ma tuý. Các tổ chức tội phạm ma túy dùng trẻ em dưới 14 tuổi cho công tác buôn bán các chất ma túy. Bên cạnh đó còn có nạn khai thác trẻ em cho nghề móc túi và ăn trộm trong các tư gia.

Các đại biểu tham dự hội nghị kêu gọi chính phủ các nước cần quan tâm hơn đến trẻ em, có những hành động thiết thực bảo vệ quyền trẻ em đồng thời tạo mọi điều kiện để các em được đến trường và chăm sóc y tế.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông