Trả lời nội dung kiến nghị của các hộ dân nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy

10:57 24/06/2022

Như Chuyên đề An ninh Hải Phòng đã nêu, thời gian gần đây, một số hộ dân nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy có đơn thư kiến nghị đến Ban Nội chính Thành ủy Hải Phòng; UBND thành phố Hải Phòng; Văn phòng Chính phủ, Ban Tiếp công dân Trung ương. Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, Văn phòng UBND thành đã tổng hợp được 15 vấn đề liên quan được dân kiến nghị. Trên cơ sở đó, ngày 23-6, UBND thành phố cũng đã có văn bản số 4144/UBND – KS trả lời kiến nghị của các hộ dân nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An và huyện Kiến Thụy. Chuyên đề An ninh Hải Phòng xin đăng toàn văn nội dung trả lời kiến nghị của các hộ dân. Cụ thể:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Văn bản số 3604/VPCP-V.I ngày 09/6/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị của các hộ dân đang nuôi trồng thủy sản tại khu vực quận Hải An, huyện Kiến Thụy; Văn bản số 937/BTCDTW-TDl ngày 18/5/2022 của Ban Tiếp công dân Trung ương, Văn bản chuyển đơn số 309- PCĐT/BNCTU ngày 12/4/2022 của Ban Nội chính Thành ủy về chuyển đơn, kiến nghị của công dân và trên cơ sở tổng hợp các nội dung khiếu nại, kiến nghị của các hộ dân nuôi ngao tại địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy tại Trụ sở Tiếp công dân thành phố trong các ngày 10/5/2022, 20/5/2022, 24/5/2022, 10/6/2022; UBND thành phố đã chỉ đạo Ban Tiếp công dân thành phố rà soát và tổng hợp được 15 nội dung khiếu nại, kiến nghị.

UBND thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Thanh tra thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận Hải An, Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật chuẩn bị nội dung trả lời các khiếu nại, kiến nghị của các hộ dân nuôi ngao.

Trên cơ sở nội dung tham mưu, đề xuất của các Sở, ngành, địa phương, UBND thành phố trả lời các nội dung khiếu nại, kiến nghị của các hộ dân nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy, cụ thể như sau:

  1. 1. Đ nghị dừng việc cắm phao tiêu khi Chủ tịch UBND thành phố chưa tiếp công dân và chưa trả lời rõ các kiến nghị của người dân.

Ngày 10/5/2022, UBND thành phố có Thông báo số 232/TB- UBND chỉ đạo UBND quận Hải An cắm phao tiêu khu vực dự kiến di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An, hoàn thành trước ngày 20/5/2022; chỉ đạo UBND huyện Kiến Thụy hoàn thành việc cắm phao tiêu khu vực dự kiến di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao trên địa bàn huyện trước ngày 20/6/2022.

Đến ngày 23/5/2022, UBND thành phố có Thông báo số 261/TB-UBND điều chỉnh thời gian cắm phao tiêu, dựng nhà chòi trên địa bàn quận Hải An từ ngày 13/6/2022 cho đến khi hoàn thành.

Trên cơ sở kiến nghị của các hộ dân, báo cáo của các cơ quan liên quan, ngày 03/6/2022, Chủ tịch UBND thành phố đã họp và chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương chuẩn bị nội dung để Chủ tịch UBND thành phố làm việc với đại diện các hộ dân vào ngày 20/6/2022; lùi thời gian cắm phao tiêu khu vực dự kiến di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao không phép trên địa bàn quận (thực hiện sau buổi làm việc).

  1. 2. Yêu cầu làm rõ tại sao Giấy mời số 302/GM-UBND ngày 29/4/2022 của UBND thành phố chỉ mời các doanh nghiệp khai thác cát, không mời các hộ dân?

Ngày 29/4/2022, UBND thành phố có Giấy mời số 302/GM- UBND, nội dung về việc di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao không phép tại các khu vực đã cấp phép khai thác khoáng sản cát tại quận Hải An và huyện Kiến Thụy. Đây là một trong những hoạt động chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố, thành phần tham dự cuộc họp là do yêu cầu của công việc, tính chất, nội dung của cuộc họp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Quy chế làm việc của UBND thành phố khóa XV (nhiệm kỳ 2016-2021) ban hành kèm theo Quyết định số 2033/2016/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 (Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 01/7/2021 tiếp tục thực hiện thực hiện Quy chế trên) Văn phòng ủy ban nhân dân thành phố dự kiến nội dung, thành phần, thời gian, địa điểm tổ chức họp, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố quyết định cụ thể thành phần tham dự đối vói từng cuộc họp.

Do vậy, việc UBND thành phố ban hành Giấy mời số 302/GM- UBND ngày 29/4/2022 chỉ mời các doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm việc liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản, không mời các hộ nuôi ngao là đúng quy định.

Đối với đề nghị được Chủ tịch UBND thành phố tiếp và làm việc, Văn phòng UBND thành phố đã bố trí lịch để Chủ tịch UBND thành phố làm việc với các hộ dân theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013.

Ngày 20/6/2022, Chủ tịch UBND thành phố đã tiếp và làm việc với các hộ dân nuôi ngao.

3. Các hộ dân nuôi ngao từ các năm 1990, 1992, 2003, trong quá trình nuôi trồng chưa được các cấp nhắc nhở xử phạt, tuy nhiên đến nay Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy cho rằng các hộ dân nuôi trồng tự phát và trái phép là đúng hay sai?

Các hộ dân nuôi ngao trên khu vực ven biển thuộc huyện Kiến Thụy là tự phát; ban đầu các hộ nuôi ngao với quy mô, diện tích nhỏ, sau đó đã tự mở rộng diện tích nuôi và lấn ra phía ngoài biển không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; chồng lấn vào khu vực của các tổ chức đã được UBND thành phố giao, cho thuê để khai thác khoáng sản cát theo quy định.

Năm 2011,  UBND xã Đại Hợp bắt đầu triển khai rà soát các hộ nuôi ngao vùng ven biển huyện Kiến Thụy, tại thời điểm này, có 32 hộ nuôi ngao với diện tích 147,1 ha/30 chòi. UBND huyện Kiến Thụy đã có Thông báo số 282/TB-UBND ngày 16/12/2011, chỉ cho phép các hộ tiếp tục nuôi thả trên diện tích cũ tại khu vực trên đến hết vụ nuôi, nghiêm cấm việc tự ý cắm thêm lưới cây và thả thêm giống. Đến ngày 18/8/2017, UBND huyện Kiến Thụy tiếp tục ban hành Công văn số 1295/UBND-NN yêu cầu các hộ dân dừng ngay việc đầu tư, mở rộng diện tích nuôi thả mới ngao tại bãi triều ven biển xã Đại Họp. Tuy nhiên, các hộ vẫn tiếp tục mở rộng diện tích nuôi ngao; đến nay, khu vực ven biển Kiến Thụy có 89 hộ đang nuôi ngao với diện tích 2.557,5 ha/117 chòi

Thực hiện Quyết định số 2658/QĐ-UBND ngày 13/10/2017 của UBND thành phố về việc tạm giao quản lý hành chính khu vực ven biển giữa các quận, huyện và Công văn số 8205/UBND-TL ngày 17/11/2017 của UBND thành phố, UBND huyện Kiến Thụy đã ban hành Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 24/8/2018 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển nuôi ngao vùng ven biển huyện Kiến Thụy đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo đó diện tích khu vực nuôi ngao được quy hoạch là 750ha.

UBND huyện đã công khai quy hoạch tại trụ sở UBND  các xã Đoàn Xá, Đại hợp từ năm 2018, tổ chức tuyên truyền và thông báo các hộ dân có nhu cầu nuôi ngao đăng ký (Kế hoạch so 139/KH-UBND ngày 25/6/2018 về việc triển khai Ouyết định số 635/QĐ-UBND). Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 6/2021, không có hộ nào đăng ký, nộp hồ sơ đề nghị thuê đất mặt nước ven biển, giao khu vực biển để nuôi ngao tại khu vực đã được quy hoạch.

Như vậy, căn cứ quy định tại Điều 6, Điều 24 Luật Thủy sản năm 2003, Điều 38 Luật Thủy sản năm 2017, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản và các văn bản của UBND thành phố, UBND huyện Kiến Thụy cho thấy: Việc các hộ dân nuôi ngao không theo quy hoạch và không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định là vi phạm các quy định của pháp luật, UBND huyện Kiến Thụy đã có các văn bản yêu cầu các hộ dân ngừng nuôi thả, thực hiện việc tháo dỡ công trình nuôi ngao là đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND thành phố.

4. Việc Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy có nhiều Văn bản yêu cầu ảp dụng biện pháp cưỡng chế đối với các hộ dân nuôi trồng thủy sản là đúng hay sai?

Việc các hộ dân nuôi ngao không theo quy hoạch và không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định là vi phạm các quy định của pháp luật. Do vậy, UBND huyện đã có các văn bản: Thông báo số 282/TB-UBND ngày 16/12/2011; Công văn số 1295/UBND-NN ngàỵ 18/8/2017; Thông báo số 452/TB-UBND ngày 10/9/2021; Thông báo số 462/TB-UBND ngày 28/9/2021 yêu cầu các hộ nuôi ngao không phép trên khu vực ven biển huyện Kiến Thụy dừng việc nuôi ngao tự phát. Các Văn bản nêu trên được đăng tải trên 5 số báo của Báo Hải Phòng (số báo ngày 10, 11/10/2021; 17, 18, 19/5/2022).

Ngày 13/5/2022, UBND huyện Kiến Thụy tiếp tục có Thông báo số 145/TB-UBND yêu cầu các hộ dân nuôi ngao không phép vùng ven biển huyện Kiến Thụy khấn trương thu hoạch ngao và tháo dỡ chòi canh, cọc quây bãi nuôi ngao xong trước ngày 30/6/2022. Quá thời hạn nêu trên, UBND huyện Kiến Thụy sẽ triển khai việc xử lý vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi ngao không phép theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Điều 14, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai và buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định; buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu trước khi vi phạm.

Để thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi ngao, UBND huyện Kiến Thụy ban hành Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 20/5/2022 về việc xử phạt vi phạm hành chính, di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao không phép.

Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về việc quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt.

Như vậy, việc ban hành các văn bản yêu cầu các hộ nuôi ngao di dời, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính của huyện Kiến Thụy là đúng quy định của pháp luật.

5. Việc Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy có Giấy mời các hộ dân đến gặp các chủ doanh nghiệp đế đối thoại tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Đoàn Xá là đúng hay sai?

Ngày 18/10/2021, UBND huyện Kiến Thụy tổ chức kiểm tra thực địa khu vực các hộ dân nuôi ngao tự phát và khu vực khai thác khoáng sản cát được cấp phép trong khu vực biển huyện Kiến Thụy (theo Giấy mời số 366/GM- UBND ngày 15/10/2021), thành phần buổi kiểm tra, rà soát gồm: đại diện Sở Tài nguyên và Môi trưòng, các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành theo Quyết định số 5935/QĐ-UBND ngày 06/10/2021 và Quyết định số 5979/QĐ-UBND ngày 13/10/2021 của UBND huyện Kiến Thụy, đại diện các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cát và ủy UBND các xã: Đại Hợp, Đoàn Xá. Tại thực địa, sau khi biết có Đoàn kiểm tra, các hộ dân nuôi ngao đã tập trung và có kiến nghị; do đó, Đoàn kiểm tra đã mời các hộ dân nuôi ngao về Trụ sở UBND  xã Đoàn Xá làm việc để lắng nghe ý kiến, đề xuất của các hộ dân nuôi ngao.

Như vậy, việc UBND huyện Kiến Thụy mời các hộ dân nuôi ngao làm việc tại UBND xã Đoàn Xá là đúng và xuất phát từ nguyện vọng của các hộ dân.

6.  Việc Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy mời một số hộ dân đến họp vào ngày 02/5/2022 (ngày nghỉ lễ) là đúng hay sai?

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố về việc kê khai làm rõ các thông tin về vị trí, diện tích nuôi ngao của các hộ dân trên vùng biển huyện Kiến Thụy, UBND huyện Kiến Thụy tổ chức mời, làm việc với các hộ dân nuôi ngao là cần thiết. UBND huyện Kiến Thụy đã nhiều lần thông báo để các hộ đến làm việc, tuy nhiên các hộ vắng mặt do đi làm ăn xa, ở nhiều địa phương khác nhau, việc kê khai cần nhiều thời gian. Do vậy, UBND huyện Kiến Thụy tổ chức làm việc vào ngày nghỉ để đảm bảo số lượng các hộ dân nuôi ngao tham gia đầy đủ nhất.

Vì thế, việc UBND huyện Kiến Thụy tổ chức làm việc với các hộ dân vào 02/5/2022 (ngày nghỉ bù) là do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, phù họp với điều kiện thực tế của các hộ dân, không vi phạm các quy định của pháp luật về lao động.

 7. Làm rõ việc các hộ dãn nuôi ngao không nhận được các thông tin về việc di dời, giải tỏa và việc kê khai nuôi ngao của quận Hải An.

Do các hộ dân nuôi ngao tự phát ở ngoài biển nên không xác định chính xác được số lượng, địa chỉ của các hộ dân, UBND quận Hải An không thể gửi trực tiếp thông báo kê khai hoạt động nuôi ngao đến các hộ dân. Do vậy, UBND quận Hải An đã đăng thông báo trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng trong các ngày 24-26/01/2022 đề nghị các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản trên khu vực biển quận Hải An đến kê khai việc nuôi trồng thuỷ sản tại Trụ sở UBND các phường Tràng Cát, Đông Hải 2 vào giờ hành chính, kể từ ngày thông báo cho đến hết 15/2/2022. Sau ngày 15/2/2022 nếu các tổ chức, cá nhân không kê khai với cơ quan Nhà nước sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Đến ngày 12/5/2022, UBND  quận Hải An tiếp tục ban hành Thông báo số 187/TB-UBND về việc yêu cầu thu hoạch vật nuôi, tháo dỡ công trình nuôi trồng thuỷ sản không phép trên khu vực biển thuộc địa giới hành chính quận Hải An. Thông báo nêu trên được phát trên hệ thống phát thanh của quận, phường và đăng tải trên cổng thông tin điện tử quận Hải An. Ngày 13/5/2022, UBND phường Tràng Cát chủ trì cùng với Đồn Biên phòng Tràng Cát tổ chức buổi tuyên truyền thực hiện Thông báo số 187/TB- UBND của UBND  quận; đồng thời gửi Thông báo cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên vùng biển quận Hải An (có 37 hộ đến dự), UBND phường Tràng Cát đã thiết lập biên bản tuyên truyền và các hộ cùng ký vào biên bản.

Đồng thời, UBND quận Hải An đã chỉ đạo Công an quận tiến hành kiểm tra, rà soát, trực tiếp gặp gỡ và làm việc với từng hộ dân (tại thời điểm tháng 10/2021 có 79 hộ dân nuôi ngao). Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy một số hộ dân có tên trong danh sách kiến nghị khẳng định không tham gia nuôi trồng thủy sản, không biết việc này.

Như vậy, UBND quận Hải An đã thực hiện các biện pháp để thông tin, tuyên truyền đến các hộ dân nuôi ngao trên địa bàn quận.

8. Khiếu nại Thông báo số 232/TB-UBND ngày 10/5/2022 về kết luận của Chủ tịch UBND thành phố tại cuộc họp nghe báo cáo về việc di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao không phép tại các khu vực đã cấp phép khai thác khoáng sản cát ở quận Hải An và huyện Kiến Thụy.

Ngày 20/5/2022, UBND thành phố nhận được Công văn số 937/BTCDTW-TDl ngày 18/5/2022 của Ban Tiếp công dân Trung ưng về việc chuyển đơn của công dân; nội dung: khiếu nại Thông báo số 232/TB-UBND ngày 10/5/2022 của UBND.

 Tại Thông báo số 232/TB-ƯBND ngày 10/5/2022, Chủ tịch UBND thành phố đã kết luận một số nội dung chỉ đạo đối với các cơ quan thuộc UBND thành phố như: (1) khoanh vùng 02 khu vực để thực hiện di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao trái phép trên địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy; (2) xác định hành vi vi phạm của các hộ dân nuôi ngao: nuôi ngao trên biển không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định, gây cản trở hoạt động khai thác cát tại các mỏ cát đã được UBND  thành phố cấp phép, gây cản trở hoạt động quản lý của nhà nước; (3) chỉ đạo UBND quận Hải An, huyện Kiến Thụy thực hiện cắm phao tiêu khu vực dự kiến di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao không phép; (4) Chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp khai thác cát thực hiện các nội dung khác theo kết luận của Chủ tịch UBND. Ngày 27/5/2022, UBND  thành phố đã có Công văn số 3618/UBND-TCD chỉ đạo Thanh tra thành phố kiêm tra, rà soát đơn công dân, báo cáo Chủ tịch UBND .

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Thanh tra thành phố đã thực hiện kiểm tra, rà soát Đơn khiếu nại và đề xuất không thụ lý giải quyết nội dung khiếu nại của các hộ dân nuôi ngao theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Khiếu nại, cụ thể:

Khoản 1 Điều 11 Luật Khiếu nại quy định:

“Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyêt:

  1. 1.    Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vỉ hành chỉnh trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính câp trên với cơ quan hành chính cảp dưới; ...”

Như vậy, việc công dân khiếu nại Thông báo số 232/TB-ƯBND ngày 10/5/2022 của UBND thành phố về Kết luận của Chủ tịch UBND  thành phố thuộc trường hợp không thụ lý giải quyết khiếu nại. Ngày 20/6/2022, UBND thành phố đã ban hành Thông báo số 351/TB- UBND về việc thông báo không thụ lý khiếu nại và gửi các hộ dân theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011.

9. Đề nghị thành phố cung cấp cho các hộ dân hồ sơ cấp mỏ khai thác cát bao gồm: biên bản khảo sát hiện trạng, thăm dò chất lượng cát, đánh giá chất lượng môi trường.

Theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 thì công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7.

Sở Tài nguyên và Môi trường sẵn sàng cung cấp thông tin về hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản cát nhưng việc cung cấp thông tin phải đảm bảo đúng quy định Luật Tiếp cận thông tin năm 2016. Do đó, người cần cung cấp thông tin phải gửi phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan đề nghị cung cấp thông tin theo mẫu số 01 a kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ (Điền đầy đủ thông tin, ghi rõ mục đích, yêu cầu cung cấp thông tin). Trên cơ sở phiếu yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện việc cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.

10. Đ nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cho các hộ dân thuê lại diện tích mà các hộ đang nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An và huyện Kiến Thụy; được nộp thuế mặt nước bãi triều để tiếp tục nuôi ngao.

Việc giao khu vực biển để nuôi trồng thuỷ sản phải căn cứ quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tỉnh và quy định của pháp luật về biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Khu vực các hộ đang nuôi ngao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021; UBND thành phố phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản qua các thời kỳ tại các Quyết định: số 1073/QĐ-UB ngày 15/5/2002 phê duyệt báo cáo Quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi lòng sông thành phố Hải Phòng; số 1411/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020; số 1805/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đến nay các quy hoạch trên đã được triển khai thực hiện: khu vực Hải An đã được đầu tư xây dựng cảng quốc tế Lạch Huyện và đang tiếp tục đầu tư các giai đoạn tiếp theo; Cảng Nam Đồ Sơn đang lập quy hoạch chi tiết để triển khai đầu tư; Quy hoạch thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản đã được ủy ban nhân. dân thành phố cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản cho 18 doanh nghiệp (22 Giấy phép), tổng diện tích cấp Giấy nhép là: 2.129ha (trong đó quận Hải An: 773ha; Kiến Thụy 760ha; Cát Hải là: 596 ha).

Do đó, việc các hộ dân đề nghị: “thuê lại diện tích đang nuôi ngao và nộp thuế mặt nước bãi triều đê tiếp tục nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An và huyện Kiến Thuỵ ” là không phù hợp với các quy hoạch nêu trên và không có cơ sở giải quyết.

Hiện nay, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, cùng các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất khu vực cho phép hoạt động nuôi ngao trên địa bàn thành phố. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện các thủ tục trình phê duyệt vị trí, ranh giới, diện tích khu vực biển để nhuyễn thể tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng giai đoạn 2022 - 2030 (khu vực biến huyện Tiên Lãng, với diện tích khoảng 3.000 ha). Sau khi khu vực nuôi nhuyễn thể được phê duyệt, UBND  thành phố sẽ chỉ đạo UBND các quận, huyện xem xét, giải quyết kiến nghị của các hộ dân theo đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 44 Luật Thuỷ sản năm 2017, việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thuỷ sản trên biển hoặc các văn bản khác theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ.

Việc cấp phép nuôi trồng thuỷ sản trên biển, cơ sở nuôi trồng phải đáp ứng điều kiện tại khoản 1, khoản 3 Điều 38 Luật Thuỷ sản năm 2017, cụ thể: địa điểm xây dựng cơ sở nuồi trồng phải phù họp quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thuỷ sản theo quy định; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù họp với đối tượng, hình thức nuôi; đáp ứng quy định pháp luật về môi trường, thú y, an toàn lao động, an toàn thực phẩm; lập dự án nuôi trồng thuỷ sản biển và được cơ quan có thâm quyền cấp phép.

11. Việc thành phố chỉ đạo di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao là đúng hay sai?

Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển, đất có mặt nước ven biển để phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, việc nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ pháp luật về thủy sản, đất đai, cụ thể: theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Thủy sản năm 2017 thì một trong các điều kiện bắt buộc của cơ sở nuôi trồng thủy sản là tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trông thủy sản; theo quy định tại Điều 140, khoản 2 Điều 165 Luật Đất đai năm 2013 việc nuôi trồng thủy sản trên đất có mặt nước ven biển, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. hư vậy, việc các hộ đang nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, giao khu vực biên, cho thuê đất có mặt nước là vi phạm các quy định, điều kiện theo các quy định pháp luật nêu trên; ảnh hưởng tới công tác quản lý Nhà nước về thủy sản, đất đai, an ninh trật tự và xâm phạm đến hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước và quyền, lợi ích họp pháp của các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Do đó, việc UBND thành phố chỉ đạo di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao trái pháp luật tại khu vực này là đúng quy định, đảm bảo ổn định hoạt động quản lý của Nhà nước trên địa bàn thành phố.

12. Số lượng ngao của các hộ dân đã thả sẽ được xử lý như thế nào khi thành phố thực hiện việc di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao?

Tại các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố về việc di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao không phép của các hộ dân, theo đó yêu cầu các địa phương thông báo cho các hộ dân thực hiện tự di dời ngao ra khỏi khu vực, hoàn thành việc xử phạt vi phạm hành chính; trong trường họp các hộ dân không chấp hành thì sẽ tổ chức cưõng chế áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả để đảm bảo kỷ cương pháp luật và an ninh ừật tự trên địa bàn thành phố.

UBND quận Hải An có Công văn số 1803/UBND-VP ngày 13/10/2021 về việc lập biên bản đổi với các hộ dân nuôi trồng thủy sản không phép trên khu vực biển quận Hải An và sử dụng đất không phù họp các quy định của pháp luật đất đai; UBND huyện Kiến Thụy đã có Thông báo số 462/TB-ƯBND ngàỵ 28/9/2021 về việc dừng hoạt động nuôi ngao trên khu vực ven biển huyện Kiến Thụy. Sau thông báo, các hộ phải dừng hoạt động nuôi ngao không phép, tiến hành thu hoạch sản phẩm và tự di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm trả lại mặt bằng cho nhà nước. Từ thời điểm thông báo đến nay, các hộ dân đã có hơn 08 tháng để thu hoạch ngao. Do đó, việc di dời, giải tỏa tại thời điểm hiện nay giảm thiểu ảnh hưởng đáng kể đến các hộ dân nuôi ngao.

Như vậy, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống xã hội, đối với những trường họp nuôi ngao không phép thì các cấp chính quyền địa phương đã tạo điều kiện, thông báo, vận động các hộ dân chủ động dừng các hoạt động nuôi ngao trái phép, không đúng quy định.

Theo quy định của pháp luật, đối với hành vi vi phạm mà các hộ dân đang thực hiện thì căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả, vị trí, ranh giới vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, các hộ dân có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra là buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm; buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu trước khi vi phạm; buộc trả lại phần diện tích đất sử dụng không phù họp; buộc nộp lại số lợi bất họp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm đó.

Trường họp các hộ không tự di dời, cơ quan chức năng sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quỵ định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khi đó, các hộ dân nuôi ngao sẽ phải chịu hoàn toàn chi phí thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

13. Đ nghị cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát hiện trạng nuôi ngao của các hộ dân để có quy hoạch phù hợp đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân được tiếp tục nuôi ngao.

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, xác định có khoảng 7.000ha khu vực ven biển với gần 300 hộ có hoạt động nuôi ngao trên địa bàn thành phố, cụ thế:

1-Tại địa bàn huyện Kiến Thụy diện tích nuôi ngao khoảng 2.557,5 ha/89 hộ (trong diện tích đã được huyện quy hoạch là 750ha/20 hộ nuôi; diện tích còn lại ngoài quy hoạch với khoảng 69 hộ nuôi, đồng thời, khu vực này chồng lấn khoảng 386 ha/24 hộ với 06 mỏ cát đã được ƯBND thành phố cấp phép khai thác).

2-Tại địa bàn huyện Tiên Lãng diện tích đang có hoạt động nuôi ngao khoảng 2.801,5 ha/43 hộ tập trung tại cồn Xương Cá Trong, Xương Cá Ngoài, cồn Trân Châu (cồn Nam), cồn Đông, xã Vinh Quang.

3-Tại địa bàn quận Dương Kinh có diện tích 70 ha/4 hộ nuôi.

4-Tại địa bàn quận Đồ Sơn có diện tích 368,3 ha/18 hộ nuôi.

5-Tại địa bàn huyện Cát Hải có diện tích 81,1 ha/70 hộ nuôi; không có sự chồng lấn với hoạt động khai thác cát.

6-Tại địa bàn quận Hải An có 726,36 ha/27 hộ nuôi; 03 mỏ cát chồng lấn với hoạt động nuôi ngao, với diện tích khoảng 166,28 ha.

Hoạt động nuôi ngao của người dân phát sinh những tồn tại, hạn chế cần giải quyết: Mâu thuẫn giữa các ngư dân truyền thống khai thác ngư lợi tự nhiên với người dân tự ý cấm cọc dựng chòi canh, vây bãi nuôi ngao; giữa các chủ bãi nuôi ngao với nhau do tranh chấp diện tích nuôi; giữa người nuôi ngao -với doanh nghiệp khai thác khoáng sản cát, các mâu thuẫn trên gây nguy cơ mất an ninh trật tự khu vực; ngoài ra, việc nuôi ngao không phép tại một số nơi đã làm cản trở việc đi lại của các tàu thuyền và công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biên.

Hiện nay, tất cả các hộ dân nuôi ngao trên khu vực biển đều không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản và giao, cho thuê đất mặt nước, giao khu vực biển theo quy định của pháp luật; mặt khác, hầu hết diện tích. đang nuôi trên địa bàn huyện Kiến Thụy, quận Hải An chồng lấn vào các quy hoạch được duyệt (Quy hoạch khoáng sản, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam...)

Do đó, đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân được tiếp tục nuôi ngao và thực hiện nhiệm vụ UBND  thành phố giao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định được vị trí, ranh giới, diện tích khu vực biển phù họp để nuôi nhuyễn thể tại khu vực biển huyện Tiên Lãng, diện tích khoảng 3.000ha và đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để trình, duyệt theo quy định.

14-Đề nghị có phương án điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết nuôi ngao vùng ven biển phù hợp với thực tế cũng như nguyện vọng của bà con, tạo điều kiện cho người dân duy trì, phát triển ngành nuôi ngao.

UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 01/4/2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó: xác định diện tích nuôi nhuyễn thể đến năm 2020 đạt 1.590ha và đến năm 2030 duy trì ồn định đạt 2.090ha. Tuy nhiên, quy hoạch này chỉ mang tính chất định hướng, chưa xác định cụ thế vị trí, ranh giới khu vực nuôi trồng thủy sản tại các địa phương.

Ngày 13/10/2017, UBND  thành phố đã có Quyết định số 2658/QĐ-ƯBND về việc tạm giao quản lý hành chính khu vực ven biển giữa các quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng: Đồ Sơn, Dương Kinh, Hải An, Cát Hải, Tiên Lãng, Kiến Thụy. Theo đó, UBND thành phố đã ban hành Thông báo số 87/TB-ƯBND ngày 28/3/2018 chỉ đạo các địa phương: Đồ Sơn, Tiên Lãng, Cát Hải tổ chức lập Quy hoạch nuôi nhuyễn thể 1:2000.

Tuy nhiên, Ngày 01/01/2019, Luật Quy hoạch có hiệu lực và tại điểm d khoản 1 Điều 59 quy định “các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phâm cụ thê, ân định khôi lượng, sô lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phảm được sản xuât, tiêu thụ đã được quyết định hoặc phê duyệt hết hiệu lực Theo đó, UBND  thành phố đã ban hành Quyết định số 2934/QĐ-UBND ngày 27/11/2019 thông báo Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2025 hết hiệu lực. Đồng thời, UBND  thành phố chỉ đạo các quận, huyện rà soát, tổng hợp, dừng thực hiện việc lập quy hoạch chi tiết nuôi nhuyễn thể tại địa phương. Do vậy, việc lập quy hoạch nuôi trồng thủy sản chi tiết tại địa phương chưa được thực hiện. UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khảo sát thực tế và trên cơ sở ý kiến của các quận, huyện về nhu cầu phát triến hoạt động nuôi ngao trên địa bàn, Sở đã xác định được vị trí, ranh giới, diện tích khu vực biển phù họp để nuôi nhuyễn thể (ngao) tại địa bàn huyện Tiên Lãng, diện tích khoảng 3.000 ha.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện các thủ tục cần thiêt đê trình, duyệt vị trí, ranh giới, diện tích khu vực biên đê nuôi nhuyễn thể tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng giai đoạn 2022 - 2030. Sau khi được cấp. thẩm quyền cho phép, thành phố sẽ tổ chức di dời, sắp xếp lại hoạt động nuôi nhuyễn thể theo quy định và tổ chức thủ tục giao khu vực biển, thuê đất mặt nước để nuôi nhuyễn thể cho người dân đảm bảo các quy định của pháp luật.

15 -Làm rõ việc một số công dân đến Trụ sở UBND thành ph bị một số người không mặc đồng phục, sắc phục bắt đưa lên xe về trụ sở công an, chưa được thả. Đ nghị thả các công dân đã bị bắt và làm rõ những người không mặc đồng phục, sắc phục thuộc cơ quan nào?

Khoảng 8h ngày 10/6/2022, tại khu vực đường Thất Khê, Minh Khai, Hồng Bàng có khoảng 40-50 người dân tụ tập, mang theo băng rôn, khẩu hiệu, cờ Tổ quốc. Qua nắm tình hình được biết nhóm công dân này là các hộ dân nuôi ngao trên địa bàn huyện Kiến Thụy và quận Hải An đến trụ sở UBND thành phố để khiếu nại các Quyết định của Lãnh đạo thành phố và yêu cầu được gặp Chủ tịch UBND thành phố. Xác định khu vực UBND thành phố là nơi cấm tụ tập đông người và không được quay phim, chụp ảnh, Công an phường Minh Khai đã thực hiện phương châm 4 tại chỗ, huy động cán bộ, chiến sĩ Công an phường, bảo vệ dân phố, các lực lượng đoàn thể của phường... tiến hành tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các quy định về khiếu kiện; không được tụ tập đông người, giữ trật tự, không quay phim, chụp ảnh, gửi đơn thư, khiếu nại đúng nơi quy định tại trụ sở Tiếp công dân thành phố, số 15 Hoàng Diệu. Đồng thời Công an phường cũng đã báo cáo tình hình tới Lãnh đạo Công an quận và xin ý kiến chỉ đạo.

Quá trình tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân di chuyển từ đường Thất Khê đến trụ sở Tiếp công dân thành phố, đa số người dân có ý thức chấp hành, thực hiện theo hướng dẫn của lực lượng chức năng. Tuy nhiên vẫn còn một số người dân có biểu hiện quá khích, la hét, xô đẩy, gây mất trật tự công cộng. Lực lượng 4 tại chỗ của phường Minh Khai tiếp tục vận động, hướng dẫn người dân di chuyển về trụ sở Tiếp công dân đảm bảo trật tự, đúng quy định. Đối với nhũng người dân quá khích, lực lượng chức năng đã xác định có 4 người, gồm 2 phụ nữ, 2 nam giới. Lực lượng chức năng nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở nhưng nhũng người này không chấp hành và không chấm dút hành vi la hét, xô đẩy. Xét thấy hành vi của những người này là gây mất trật tự công cộng, lực lượng chức năng đã yêu cầu cả 4 người về trụ sở Công an phường Minh Khai để làm việc.

Công an phưòng Minh Khai khẳng định: Không có việc bắt giữ các công dân này, lực lượng chức năng chỉ yêu cầu những người này về trụ sở để làm việc. Những người được yêu cầu đều xác định là có hành vi la hét, xô đẩy, gây mất trật tự công cộng nên lực lượng chức năng, là cán bộ, chiến sĩ Công an phường, bảo vệ dân phố, các lực lượng đoàn thể của phường (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn...) mặc thường phục đã yêu cầu họ chấm dứt hành vi vi phạm. Một mặt, đảm bảo cho những người dân có ý thức tốt, chấp hành pháp luật được thực hiện quyền khiếu nại của mình theo đúng quy định. Mặt khác, kịp thời ngăn chặn hành vi gây mất trật tự công cộng, tránh để xảy ra các diễn biến phức tạp đến mức phải xử lý hình sự.

Tại cơ quan Công an, 4 người dân gồm:

1      - Họ và tên: Phạm Thị Lịm, sinh năm: 1962, ĐKTT: Đại Hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng.

2      - Họ và tên: Phạm Thị Mai Thanh, sinh năm: 1989, ĐKTT: Đông Minh, Tiền Hải, Thái Bình.

3      - Họ và tên: Đoàn Quang Hoan, sinh năm: 1986, ĐKTT: Đông Minh, Tiền Hải, Thái Bình.

4      - Họ và tên: Phạm Văn Trực, sinh năm: 1996, ĐKTT: Đông Minh, Tiền Hải, Thái Bình.

Quá trình làm việc tại trụ sở Công an phường Minh Khai, Công an phường đã liên hệ với chính quyền địa phương nơi cư trú của các công dân trên, phối họp cùng các lực lượng chức năng tiến hành hướng dẫn, giải thích vê các quy định của pháp luật. Những công dân này đều đã nhận thức được hình vi của mình và cam kết sẽ không tái phạm. Xét thấy 04 công dân trên có hành vi vi phạm, Công an phường đã tiến hành nhắc nhở. Nhóm 04 công dân đã được Công an phường bàn giao cho về địa phương ngay trong buổi sáng ngày 10/6/2022, không có việc cơ quan Công an giữ người.

Trên đây là nội dung trả lời kiến nghị của các hộ dân nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An và huyện Kiến Thụy, UBND thành phố đề nghị các hộ dân chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền và quý định của pháp luật. UBND thành phố sẽ không xem xét, giải quyết đối với các nội dung khiếu nại, kiến nghị của các hộ dân nuôi ngao trùng với 15 nội dung đã trả lời nêu trên.

Thừa lệnh UBND thành phố, Văn phòng UBND thành phố thông báo để các hộ dân nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy biết, thực hiện./.

Tại buổi Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng làm việc với 9 hộ dân nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An và huyện Kiến Thụy diễn ra ngày 20-6-2022 vừa qua, đại diện các hộ dân chỉ kiến nghị 2 trong số 15 vấn đề đã tổng hợp là các mục số 8 và số 15

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông