Trình tự, thủ tục khi đổi, cấp lại thẻ CCCD

18:06 15/12/2015

 

Công dân đến làm Thẻ căn cước công dân 12 số javascript:document.frmUpload.submit();
Công dân đến làm Thẻ căn cước công dân 12 số javascript:document.frmUpload.submit();

Theo Luật CCCD, "cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Đây là cơ sở dữ liệu dùng chung do Bộ Công an quản lý, tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam, gồm 15 trường thông tin: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại; nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số CMND, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số CMND của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích”. Những thông tin này là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra thống nhất thông tin về công dân. Khi công dân đã sử dụng thẻ CCCD của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo đại tá Nguyễn Công Hà, Phó trưởng phòng Quản lý hành chính về TTXH, để đảm bảo việc cấp thẻ CCCD đúng theo quy định pháp luật, tránh phiền hà, tốn kém thời gian, công sức, khi đi làm thẻ công dân cần làm theo đúng trình tự: điền các thông tin trên mẫu tờ khai theo quy định; cán bộ cơ quan quản lý CCCD kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với thông tin của công dân trong trong tờ khai đảm bảo thống nhất và xác định chính xác người được cấp thẻ CCCD, nếu có sự sai lệch thì yêu cầu công dân xác nhận thông tin nào là đúng, có giấy tờ hợp pháp để chứng minh và điều chỉnh lại cho thống nhất (đối với những người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân phải xuất trình chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp, kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị); cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu nhận vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD (trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó); cấp giấy hẹn và trả thẻ CCCD cho người đến làm thủ tục.

Cũng theo đại tá Nguyễn Công Hà, khi đi làm thủ tục, công dân chú ý trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sư (mặc áo sơ mi có cổ); khi chụp ảnh đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai và không đeo kính. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ CCCD, còn các yêu cầu khác phải thực hiện đúng theo quy định.

Riêng các trường hợp, thẻ CCCD bị gãy, hỏng, mờ nhòe, không rõ thông tin; thay đổi chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; ngày, tháng, năm sinh; giới tính (những thay đổi này chưa được điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân phải xuất trình quyết định hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về thay đổi các nội dung thông tin này); nơi thường trú (khi công dân có yêu cầu); sai sót về thông tin trên thẻ CCCD với thông tin của công dân và thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì được đổi thẻ căn cước công dân theo quy định.

Các trường hợp: công dân đã được cấp thẻ CCCD nhưng bị mất; công dân đủ 14 tuổi trở lên được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam và đã được đăng ký thường trú thì được cấp lại thẻ CCCD theo quy định. Với những trường hợp này, khi làm xong các thủ tục theo quy định cơ quan cấp thẻ CCCD phải thu lại thẻ đã sử dụng và công dân phải nộp lệ phí đổi, cấp lại thẻ CCCD theo quy định...

PV


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông