Vì sao ICC ra lệnh bắt Tổng thống Sudan?

18:44 06/03/2009

Ngày 4-3, trong một động thái bất ngờ, Tòa án hình sự quốc tế đã ralệnh bắt Tổng thống Sudan Omar al-Bashir với lý do vi phạm tội ác chiếntranh và tội ác chống nhân loại tại khu vực Dafur. Đây là lần đầu tiênmột Tổng thống đương nhiệm của một quốc gia bị tòa án quốc tế truy bắt.
Ngày 4-3, trong một động thái bất ngờ, Tòa án hình sự quốc tế đã ralệnh bắt Tổng thống Sudan Omar al-Bashir với lý do vi phạm tội ác chiếntranh và tội ác chống nhân loại tại khu vực Dafur. Đây là lần đầu tiênmột Tổng thống đương nhiệm của một quốc gia bị tòa án quốc tế truy bắt.

Tổng thống Sudan tuyên bố không chấp hành lệnh bắt của ICC
Tổng thống Sudan tuyên bố không chấp hành lệnh bắt của ICC

Theo Nữ phát ngôn viên ICC Laurence Blairon, lệnh bắt Tổng thống Omar al-Beshir bao gồm 5 cáo buộc tội ác chống loài người và 2 tội ác chiến tranh. Đại diện ICC cho biết, lệnh bắt ông Bashir sẽ được chuyển cho chính phủ Sudan vào thời gian sớm nhất. Bà Blairon tuyên bố nếu Sudan không tuân thủ lệnh bắt của ICC, vấn đề này sẽ được trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ông Luis Moreno-Ocampo, Công tố viên Toà án hình sự quốc tế, người đề nghị ICC ra lệnh bắt giam Tổng thống Sudan, khẳng định có đủ bằng chứng để bắt giam ông Omar.

Theo LHQ, từ năm 2003 đến nay, cuộc nội chiến ở khu vực Darfur của Sudan đã làm hơn 300.000 người thiệt mạng và buộc 2,2 triệu người phải tị nạn. Nguyên nhân gây ra thảm họa là các sắc tộc thiểu số tiến hành cuộc xung đột vũ trang để đòi được chia sẻ nhiều tài nguyên và quyền lực hơn. Năm 2005, một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ đã được thông qua với yêu cầu Toà án hình sự quốc tế điều tra về tình hình ở Darfour. Công tố viên Moreno-Ocampo buộc tội ông Bashir đã đích thân chỉ đạo các lực lượng của ông thủ tiêu ba nhóm sắc tộc thiểu số là Fur, Masalit, Zaghawa.

Thế giới đã có những phản ứng trái chiều về lệnh bắt của Tòa hình sự quốc tế Phái viên của Tổng thống Nga, ông Mikhai Magelov khẳng định, việc ICC phát lệnh bắt Tổng thống Sudan Omar al-Bashir sẽ tạo ra "tiền lệ nguy hiểm trong hệ thống quan hệ quốc tế và có thể tác động tiêu cực đến cả tình hình Sudan và tình hình chung của khu vực". Trung Quốc, Liên đoàn Arập và Liên minh châu Phi cũng cảnh báo quyết định của ICC sẽ gây mất ổn định khu vực, làm tồi tệ hơn tình hình tại Darfur. Trong khi đó, Ngoại trưởng Ai Cập, kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ "triệu tập một hội nghị khẩn cấp" để đình chỉ lệnh bắt Tổng thống Sudan của ICC.



Những người ủng hộ ông Bashir xuống đường biểu tình phản đối ICC

Trong khi đó, các nước phương Tây như Mỹ, Pháp, Anh, Đức lại ủng hộ ICC và kêu gọi chính phủ Sudan hợp tác với ICC. Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định của tòa án quốc tế và nói rằng cần phải truy cứu trách nhiệm về những tội ác kinh hoàng ở Darfur. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Wood, tháp tùng Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Trung Đông, nhấn mạnh: "Những ai phạm tội ác tàn bạo cần được đưa ra trước công lý". Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Eric Chevallier kêu gọi chính phủ Sudan hãy hợp tác đầy đủ, ngay lập tức với tòa án.

Về phần lãnh đạo Sudan, người phát ngôn của Tổng thống Sudan ngày 4-3 cáo buộc quyết định phát lệnh bắt Tổng thống Bashir của ICC là một phần trong kế hoạch của "chủ nghĩa thực dân mới". Còn bản thân ông Bashir tuyên bố coi bất cứ lệnh bắt nào của ICC nhằm vào ông đều không có giá trị. Bộ trưởng Tư pháp Sudan Abdel Basit Sabdaratt khẳng định Sudan sẽ không hợp tác với ICC và lên án quyết định của ICC mang động cơ chính trị. Tuy nhiên, một nhóm phiến quân lớn nhất ở khu vực Darfur lại đánh giá cao lệnh bắt của ICC, coi đây là "chiến thắng của các nạn nhân ở Sudan " và đòi ông Bashir phải ra trình diện trước phiên tòa của ICC. 

Được biết, chỉ vài giờ sau khi Tòa hình sự quốc tế ra trát bắt Tổng thống Bashir, chính phủ Sudan đã ra lệnh trục xuất ít nhất 6 cơ quan cứu trợ nước ngoài. Tình hình nước này đã xuất hiện dấu hiệu căng thẳng sau quyết định của ICC. Tại thủ đô Khartoum, hàng nghìn người xuống đường biểu tình phản đối quyết định của ICC. Các nhân chứng tại chỗ cho biết, an ninh đã được tăng cường tại các sứ quán nước ngoài ở Khartoumnhằm đề phòng các hành động quá khích của những người ủng hộ Tổng thống Bashir. Các công dân nước ngoài tại Sudan được khuyến cáo tránh các địa điểm công cộng và tích trữ các vật dụng, lương thực cần thiết.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông