Vì sao súng bán như rau ở Mỹ?

15:04 27/07/2012

Bất chấp những lời kêu gọi sau vụ xả súng kinh hoàng ở Colorado vừa qua,Mỹ vẫn không có sự sẵn sàng về chính trị để chấm dứt tình trạng sa lầy kéo dài lâu nay quanh vấn đề toàn dân sở hữu súng. Thậm chí, người dân còn đổ xô đi mua súng để phòng thân sau mỗi vụ thảm sát.
Bất chấp những lời kêu gọi sau vụ xả súng kinh hoàng ở Colorado vừa qua,Mỹ vẫn không có sự sẵn sàng về chính trị để chấm dứt tình trạng sa lầy kéo dài lâu nay quanh vấn đề toàn dân sở hữu súng. Thậm chí, người dân còn đổ xô đi mua súng để phòng thân sau mỗi vụ thảm sát.

Như tin đã đưa, sát thủ James Holmes, 24 tuổi, đã mua 4 khẩu súng và 6.300 viên đạn một cách hợp pháp qua mạng internet. Khi những người bán súng kiểm tra lý lịch sát thủ theo yêu cầu của nhà chức trách bang Colorado, họ chẳng thấy nghi vấn gì bởi Holmes chẳng phạm tội gì lớn ngoại trừ một vé phạt chạy quá tốc độ. Hôm thứ Sáu tuần trước, tên này đã xông vào rạp chiếu phim lúc nửa đêm và vãi đạn vào khán giả, làm 12 người thiệt mạng, 58 người bị thương. Vụ thảm sát này là sự kiện mới nhất trong hàng loạt vụ nổ súng kinh hoàng ở Mỹ, gồm vụ tại trường đại học công nghệ Virginia hồi năm 2007 làm 32 người chết và vụ khác xảy ra hồi năm ngoái ở Tucson, bang Arizona, khiến 6 người thiệt mạng.

Những người kêu gọi việc kiểm soát súng nói rằng Mỹ dễ xảy ra thảm sát bằng súng hơn các nước khác, bởi luật pháp ở nhiều bang chưa đủ mạnh. Ông Michael Bloomberg -Thị trưởng New York - nói: “Ai đó cần phải làm gì đó về chuyện này”. Ông kêu gọi việc kiểm tra kỹ hơn lý lịch của người mua súng. Nghị sĩ Frank Lautenberg, một thành viên đảng Dân chủ ở New Jersey, nhận xét: “Chúng ta phải đối mặt với thực tế rằng các thảm kịch kiểu này sẽ còn tái diễn, chừng nào chúng ta chưa làm gì đó liên quan tới hệ thống luật quản lý súng lỏng lẻo của chúng ta”.

Tuy nhiên đề xuất luật trên đã vấp phải sự phản ứng mạnh từ Quốc hội và nếu Tổng thống Barack Obama nêu vấn đề kiểm soát súng trong giai đoạn hiện nay, nó sẽ chẳng khác nào hành động tự sát về mặt chính trị. Vài chiến địa quan trọng trong cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra trong tháng 11 tới, như Ohio, Pennsylvania và Virginia, đều có đông cử tri thích súng đạn. Họ không muốn quyền được sở hữu súng của bản thân, vốn ghi trong hiến pháp Mỹ, bị xâm phạm. Các nhóm vận động hành lang cho súng, dẫn đầu bởi Hiệp hội Súng Quốc gia (NRA), đều rất nhiều tiền và là một thế lực nhiều ảnh hưởng ở Washington. Các nhóm này nói rằng việc đè nén các quyền tự do cơ bản của người Mỹ sẽ chẳng mang lại điều gì.

Thượng nghị sĩ John McCain cũng nói rằng các vụ nổ súng kinh hoàng có thể xảy ra ở mọi nơi, không chỉ trên đất Mỹ. “Kẻ gây ra vụ thảm sát ở Na Uy sống trong một đất nước có quy định kiểm soát vũ khí rất chặt. Nhưng y vẫn có được các công cụ cần thiết để giết nhiều người” - McCain nói. Chính người dân Mỹ cảm thấy xã hội bất an nên cũng ủng hộ việc sở hữu súng. Chỉ trong khoảng từ ngày 20 đến 22-7, tức sau vụ thảm sát, Cục Điều tra Colorado đã kiểm tra nhân thân 2.887 người muốn mua súng, tăng 43% so với tuần trước đó. Con số này tăng 39% so với cuối tuần đầu tiên của tháng 7. Nhiều người nói rằng trước đây họ nghĩ rằng họ không cần súng nhưng bây giờ họ cảm thấy cần thiết.

Ông Charles Ramsey, ủy viên Sở cảnh sát Philadelphia cho biết chắc chắn sẽ chẳng có gì thay đổi về luật sở hữu súng ở Mỹ. Ông chua chát nói: “Người ta sẽ bàn thảo rất nhiều và cả tranh cãi nữa. Nhưng rồi chuyện sẽ dần nhạt đi, giống như những lần khác đã từng xảy ra”. Đây cũng là quan điểm của tờ Washington Post trong bài xã luận đăng vào cuối tuần. “Chúng tôi không kỳ vọng vụ thảm sát sẽ dẫn tới sự siết chặt luật lệ. Chúng tôi hiểu bầu không khí chính trị hiện nay” - tờ báo viết, trước khi đưa ra kết luận buồn bã  - “Luật súng của Mỹ hiện thật khó chấp nhận”.


Việt Anh (theo TTX, Fox News)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông