Vì sao Tổng thống Tunisia phải bỏ chạy?

20:05 18/01/2011

Các nhà lãnh đạo Tunisia đang nỗ lực tìm cách thành lập chính phủ đoànkết dân tộc để duy trì sự yên bình mong manh vừa được khôi phục sau cáccuộc biểu tình lật đổ Tổng thống nước này Zine al-Abidine Ben Ali.
Các nhà lãnh đạo Tunisia đang nỗ lực tìm cách thành lập chính phủ đoànkết dân tộc để duy trì sự yên bình mong manh vừa được khôi phục sau cáccuộc biểu tình lật đổ Tổng thống nước này Zine al-Abidine Ben Ali.

Vợ chồng ông Ben Ali khi còn tại chức
Vợ chồng ông Ben Ali khi còn tại chức

Ngày 16-1, Chủ tịch Quốc hội Tunisia, đồng thời là Tổng thống tạm quyền Foued Mebazaa đã yêu cầu Thủ tướng Mohammed Ghannouchi thành lập chính phủ mới, trong khi Tòa án Hiến pháp thông báo bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức trong vòng 60 ngày tới. Tuy nhiên, các đảng đối lập cho rằng thời hạn 60 ngày là quá sớm, đồng thời, đề nghị giới chức Tunisia đưa ra những đảm bảo để bầu cử diễn ra tự do và để họ có đủ thời gian tiến hành vận động tranh cử. Trước đó, sau 23 năm cầm quyền liên tục, chiều 14-1, Tổng thống Ben Ali và gia đình đã lên máy bay chạy ra nước ngoài, để lại sau lưng là một đất nước Tunisia rơi vào bạo loạn.

Cũng trong ngày 16-1, giới chức Tunisia đã quyết định nới lỏng lệnh giới nghiêm ở thủ đô Tunis sau khi an ninh tại đây đã được cải thiện. Theo đó, thời gian áp đặt lệnh giới nghiêm ở Tunis sẽ kết thúc sớm hơn một tiếng, bắt đầu từ 6h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp vẫn được duy trì nhằm cấm các cuộc tụ tập quá 3 người. Được biết, quân đội Tunisia đã bắt giữ người đứng đầu đội cận vệ của Tổng thống bị phế truất Ben Ali và 50 quan chức khác.

Trước những diễn biến trên, phương Tây và khối Arập kêu gọi các bên ở Tunisia bình tĩnh và đoàn kết. Pháp đề nghị Tunisia sớm tổ chức bầu cử tổng thống và cho biết Pháp sẽ phong tỏa các giao dịch tài chính đáng ngờ liên quan đến các tài sản của Tunisia. Liên minh châu Phi (AU) cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình hiện nay ở Tunisia. Tổ chức này kêu gọi người dân Tunisia bình tĩnh, chấm dứt mọi hành động bạo lực và hủy hoại tài sản, tránh gây thêm thương vong. Ít nhất đã có khoảng 112 người thiệt mạng kể từ khi xảy ra bạo loạn tại Tuynisia ngày 17-12-2010 đến nay.

Theo các nhà phân tích, ông Ben Ali - nắm quyền lực từ năm 1987 đến nay – phải chạy ra nước ngoài vì không vượt qua được một số thách thức lớn. Thứ nhất, về mặt chính trị, cơ quan hành pháp mặc sức đàn áp chế độ, còn tổng thống bóp nghẹt vai trò khiêm tốn của các tổ chức được ghi trong Hiến pháp. Thứ hai, là sự bất bình đẳng tại Tunisia. Sự phát triển kinh tế trong 20 năm qua đã mang lại lợi ích chủ yếu cho các vùng duyên hải, nơi tập trung du lịch, bất động sản và các ngành công nghiệp. Trong khi khu vực Sidi Bouzid, vùng nông thôn nằm sâu trong đất liền, vẫn rất nghèo đói.

Cuối cùng là gia đình. Ben Ali là người đứng đầu một gia đình tai tiếng, kiểm soát phần lớn các tập đoàn tài chính - công nghiệp trong nước. Các con gái ông kết hôn với bốn người thừa kế giàu nhất Tunisia. Vợ thứ hai của ông, Leila, tượng trưng cho sự tham lam của gia đình. Người em của ông, Belhacen Trabelsi, kết hôn với con gái của ông chủ của những ông chủ Tunisia, nắm quyền kiểm soát một ngân hàng tư nhân thông qua sự can thiệp của Thống đốc Ngân hàng Trung ương.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông