Ấn Độ phóng vệ tinh do thám thế hệ mới

17:24 21/04/2009

Sáng 20-4, Ấn Độ đã đưa thành công 2 vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo trongmột lần phóng duy nhất bằng tên lửa đẩy do nước này tự nghiên cứu vàchế tạo.
Sáng 20-4, Ấn Độ đã đưa thành công 2 vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo trongmột lần phóng duy nhất bằng tên lửa đẩy do nước này tự nghiên cứu vàchế tạo.

Tên lửa PSLV-C12 rời bệ phóng
Tên lửa PSLV-C12 rời bệ phóng

Mục đích của việc phóng vệ tinh là nhằm tăng cường khả năng giám sát quốc phòng sau các vụ tấn công khủng bố ở trung tâm tài chính Mumbai hồi cuối năm ngoái làm gần 200 người thiệt mạng.

Truyền thông Ấn Độ cho biết 2 vệ tinh nhân tạo vừa được nước này phóng vào quỹ đạo gồm 1 vệ tinh do thám hiệu suất cao và 1 vệ tinh viễn thông được thiết kế bằng chính công nghệ tiên tiến của Ấn Độ. Tên lửa đẩy được sử dụng là phiên bản PSLV-C12 với trọng lượng 230 tấn, được phóng lên từ Trung tâm không gian Satish Dhawan trên đảo Sriharikota, khu vực Vịnh Bengal.

Được biết, vệ tinh do thám RISAT-2 nặng 300 kg là sản phẩm kỹ thuật được Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ và Tập đoàn hàng không vũ trụ Israel phối hợp nghiên cứu và chế tạo. Vệ tinh này có thể nhìn xuyên qua mây và ghi lại các hình ảnh trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm, đáp ứng yêu cầu dài hạn của quân đội Ấn Độ.

Trong khi đó, vệ tinh viễn thông ANUSAT do chính Ấn Độ sản xuất với trọng lượng 40 kg. Đây là vệ tinh viễn thông mang tính chất thử nghiệm được các sinh viên của Ấn Độ thiết kế.

Vụ phóng vệ tinh nhân tạo diễn ra sáng qua đã đánh dấu lần phóng tên lửa đẩy PSLV thành công lần thứ 14 của Ấn Độ đưa tổng số vệ tinh của nước này trên quỹ đạo lên con số 16. Thành công từ việc phóng vệ tinh mới cũng cung cấp cho New Delhi khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo của đối thủ có thể đe dọa nước này.

THÁI VÂN (theo Ria Novosti, AP)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông