Bảo đảm TTATGT đường sắt: Đường ngang dân sinh - canh cánh nỗi lo…

10:04 14/04/2017

Năm 2016, TTATGT đường sắt ở Hải Phòng đã có những chuyển biến tốt. Tai nạn được kiềm chế, đặc biệt không để xảy ra chết người. Cụ thể, toàn thành phố chỉ xảy ra 2 vụ, làm 4 người bị thương (giảm 4 vụ và giảm 7 người chết) so với năm 2015. Tuy nhiên, TNGT đường sắt có nguy cơ bùng phát trở lại bởi trong quý I-2017 đã xảy ra 1 vụ làm 1 người tham gia giao thông tử vong.

Năm 2016, TTATGT đường sắt ở Hải Phòng đã có những chuyển biến tốt. Tai nạn được kiềm chế, đặc biệt không để xảy ra chết người. Cụ thể, toàn thành phố chỉ xảy ra 2 vụ, làm 4 người bị thương (giảm 4 vụ và giảm 7 người chết) so với năm 2015. Tuy nhiên, TNGT đường sắt có nguy cơ bùng phát trở lại bởi trong quý I-2017 đã xảy ra 1 vụ làm 1 người tham gia giao thông tử vong.

Nguyên nhân vẫn không khác trước, đều xuất phát từ hiện trạng đường ngang trái phép; việc ngăn chặn, phòng ngừa và xóa các đường ngang này rất chậm; người tham gia giao thông chủ quan, không quan sát hoặc cố tình băng qua đường ngang trong khi tàu hỏa đang đến gần.

Rồi nữa, do ý thức bất cẩn của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, thậm chí cả người đi bộ khi đi qua đường sắt theo đường ngang dân sinh không có gác chắn. Vụ xe ô tô BKS 15B-025.67 đâm vào đoàn tàu chở hàng mang số hiệu 3102 tại lối dân sinh ở vị trí Km 92+650 (đường sắt đã cắm biển báo “Chú ý tàu hỏa”) thuộc phường Quán Toan, quận Hồng Bàng ngày 28-3-2016 khiến 6 người bị thương là một ví dụ điển hình. Nguyên nhân vụ va chạm được xác định là do lái xe ô tô thiếu quan sát khi vượt qua lối đi dân sinh.

Hoặc vụ tai nạn thương tâm làm 2 người chết đêm 18-9-2015, tại đường ngang thuộc khu vực xã Lê Thiện, huyện An Dương giao cắt với đường Hải Phòng-Hà Nội. Đêm đó, khi đoàn tàu Hà Nội - Hải Phòng đã lao đến rất gần, hai thanh niên đi xe máy biển 34D-215.13 vẫn cố băng qua và hậu quả thảm khốc đã xảy ra.

Để bảo đảm TTATGT đường sắt, ngày 10-4-2017, Giám đốc CATP đã có Công văn số 435 chỉ đạo Phòng CSGT đường bộ-đường sắt, công an các quận, huyện địa bàn có tuyến đường sắt đi qua tiếp tục xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện công tác điều tra cơ bản các tuyến về TTATGT đường sắt căn cứ trên địa phận hành chính.

Cùng với đó, cần kiểm tra, rà soát tất cả các đường ngang, lối đi dân sinh tự mở, các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt, từ đó kịp thời đề xuất, kiến nghị với Ban ATGT thành phố, chính quyền địa phương, ngành đường sắt có biện pháp khắc phục những tồn tại, bất cập về cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt nhằm phòng ngừa sự cố và TNGT.

Với vai trò nòng cốt, lực lượng CSGT đường bộ-đường sắt cần tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn chạy tàu, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tại các điểm giao cắt, như: vượt rào chắn đường ngang khi đã đóng chắn; quay đầu xe và lùi xe nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt…

Đối với công an các quận, huyện địa bàn có tuyến đường sắt đi qua chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có kế hoạch giải tỏa lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt; sau khi giải tỏa yêu cầu các hộ dân sinh sống dọc tuyến hành lang đường sắt ký cam kết không tái lấn chiếm; kiên quyết không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt, tự ý mở đường ngang trái phép, kiểm tra xóa phá đường ngang dân sinh phức tạp;  xây dựng gác chắn tự quản tại các điểm giao cắt phù hợp với thực tế địa phương để đảm bảo TTATGT đường sắt, nhất là tại các xã Đại Bản, Tân Tiến, Lê Thiện, An Hưng thuộc địa bàn huyện An Dương.

Trong công tác tuyên truyền, các đơn vị cần phối hợp có bài bản trong vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về TTATGT đường sắt; tổ chức xây dựng mô hình phong trào toàn dân bảo đảm TTATGT đường sắt, lấy việc thực hiện có hiệu quả mô hình “Đoạn đường sắt ATGT” tại xã Lê Thiện làm điểm để nhân rộng…

ĐOÀN LANH  

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông