19:52 03/08/2015
Từ giữa năm 2014, UBND thành phố đã ra văn bản số 5424/UBND-GT về tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý người điều khiển phương tiện sử dụng ma túy và chất kích thích (rượu, bia). Ngay sau đó, Giám đốc Công an thành phố đã ban hành kế hoạch số 991/KH-CATP-PC67 ngày 11-8-2014 về tăng cường kiểm tra, xử lý đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng chất ma túy hoặc vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn thành phố. Theo chỉ đạo, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị công an quận, huyện đã phối hợp thành lập ra Tổ công tác (bao gồm các lực lượng CSGT bộ - sắt, Cảnh sát Cơ động, CSĐT tội phạm về TTXH, CSĐT tội phạm về ma túy và công an địa phương) đã tăng cường phối hợp, thực hiện hiệu quả. Phát huy vai trò nòng cốt, Phòng CSGT bộ - sắt đã chủ động nắm tình hình, đặc biệt là trên các tuyến, địa bàn trọng điểm để triển khai các biện pháp TTKS như: Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng (tỉnh lộ 353), Lê Duẩn, tỉnh lộ 359, quốc lộ 5… Kết quả, trong 6 tháng đầu năm 2015, lực lượng chức năng đã kiểm tra hơn 2.000 trường hợp, phát hiện 679 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn bao gồm: 1 lái xe chở khách trên tuyến cố định, 2 lái xe tải, 193 lái xe con và 483 người điều khiển xe mô tô. Ra quyết định phạt tiền theo lỗi 1,543 tỷ đồng; áp dụng tạm giữ phương tiện và tước giấy phép có thời hạn đối với các trường hợp vi phạm. So với các lỗi vi phạm về TTATGT đã bị xử lý trong 7 tháng đầu năm 2015 là 79.397 trường hợp; phạt tiền hơn 51 tỷ đồng thì số vi phạm nồng độ cồn bị kiểm tra, xử lý chỉ chiếm dưới 1% (679/79.397) về số lượng và hơn 2,4% về số tiền phạt (1,543 tỷ đồng/51 tỷ đồng). Hơn nữa, nhìn vào đời sống sinh hoạt xã hội hiện nay, số lượng vi phạm về nồng độ cồn bị xử lý chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra, vi phạm vẫn mang tính phổ biến; kết quả trên được đánh giá là vẫn còn khiêm tốn. Về khách quan, việc sử dụng rượu bia còn quá tràn lan. Về chủ quan, việc kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn rất phức tạp do nhiều trường hợp người vi phạm không hợp tác, không chấp hành biện pháp kiểm tra, thậm chí có hành vi gây rối TTCC, chống người thi hành công vụ do quá say. Theo quy định, vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ phương tiện có thời hạn, việc này dễ gây phản ứng của người đi cùng trên xe, nhất là đối với các trường hợp từ tỉnh ngoài đến. Hoặc việc lập hồ sơ xử lý vi phạm về lỗi cũng không đơn giản do người vi phạm đã uống rượu bia, không tỉnh táo. Theo kiến nghị của lực lượng chức năng, để thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý lỗi vi phạm về nồng độ cồn cần thiết phải sửa đổi, quy định theo hướng: Quy định hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tham gia giao thông là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp đến tính mạng, tài sản hợp pháp của công dân có thể “tạm giữ hành” chính đối với người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn. Hiện tại, chế tài phạt tiền đối với lái xe vi phạm về nồng độ cồn mặc dù đã được quy định nâng lên đáng kể so với các quy định trước đây (nâng gấp 2,5 lần đối với lái xe ô tô vi phạm và gấp 2 lần đối với lái xe mô tô vi phạm); ngoài ra còn áp dụng các hình thức phạt bổ sung, nhưng so với yêu cầu thực tiễn vẫn chưa đảm bảo đủ mạnh, vẫn chỉ dừng ở mức xử phạt vi phạm hành chính nên chưa thực sự có tính răn đe, giáo dục. Do đó, lực lượng chức năng kiến nghị cần có thêm chế tài tước giấy phép lái xe không thời hạn đối với người vi phạm. Đoàn Lanh |
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng
Công an quận Kiến An: Điều tra làm rõ đối tượng trộm cắp tài sản
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão