Cần xử lý nghiêm nạn báo cháy giả và những lưu ý khi gọi đến đầu số khẩn cấp 114

14:36 09/04/2022

Theo thống kê của Trung tâm thông tin chỉ huy điều hành 114 (gọi tắt là Trung tâm) Công an thành phố, trung bình 1 ngày, Trung tâm nhận được 500 cuộc gọi.

Các lực lượng diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy

Tuy nhiên, điều đáng nói trong số 500 cuộc gọi mỗi ngày này, số cuộc gọi có mục đích báo cháy chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ, còn lại hầu hết là nhầm số, báo cháy giả hoặc quấy rối…Cá biệt có những trường hợp gọi quấy rối đến 200 cuộc/ 1 ngày, hoặc gọi liên tục trong 3 tuần liên tiếp… đây là những trường hợp gây rất nhiều cản trở trong hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm báo cháy 114, gây áp lực quá tải lên đầu số tổng đài, đồng thời gây nghẽn mạng đứt đoạn thông tin liên lạc khi cần thiết. Những trường hợp như trên có thể bị xử lý hình sự nếu để xảy ra sự cố nghiêm trọng.

Các lực lượng diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy

Thượng tá Lê Nguyên Việt, Phó trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an thành phố) cho biết: Các cuộc gọi báo cháy giả hoặc cuộc gọi với nội dung quấy rối diễn ra liên tục sẽ gây khó khăn, tạo áp lực đối với việc tiếp nhận các cuộc gọi khác đến số máy khẩn cấp 114. Nguy hiểm hơn, làm gián đoạn, cản trở việc tiếp nhận, xử lý thông tin của những thông báo về sự cố, cháy đang diễn ra.

“Cùng với sự vào cuộc của các đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố, chúng tôi rất mong các nhà mạng siết chặt quản lý đối với các thuê bao, nhất là những thuê bao thường xuyên gọi đến các đầu số khẩn cấp như 113, 114, 115…, từ đó kịp thời nhắn tin nhắc nhở, thậm chí là ngừng cung cấp dịch vụ. Đối với các trường hợp đã nhắc nhở nhiều lần mà không chấp hành, cần xử phạt hành chính, đồng thời công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để bảo đảm tính răn đe”.

Các lực lượng diễn tập phương án CNCH

Để đảm bảo sự ổn định và giữ thông suốt thông tin từ tổng đài 114 trong việc nhận, xử lý tin báo cháy, Cảnh sát PCCC và CNCH CATP khuyến cáo người dân chỉ gọi đầu số 114 khi thực sự có sự cố khẩn cấp liên quan tới cháy, nổ, CHCN. Khi gọi đến 114 để báo về vụ việc, người gọi cần bình tĩnh, báo cháy chính xác về thông tin, địa chỉ xảy ra vụ việc.

Nếu tại nơi không có địa chỉ rõ ràng có thể lấy 1 địa danh cụ thể như trụ sở các cơ quan Nhà nước, hoặc tư nhân nổi bật gần nơi xảy ra vụ việc để miêu tả giúp cho cán bộ nhận tin hình dung và xác định được chính xác địa điểm cần chữa cháy, từ đó sẽ điều động lực lượng phương tiện từ Đội PCCC và CHCN gần nhất để đảm bảo hiệu quả chữa cháy nhanh nhất.

Các gia đình và người sử dụng điện thoại cần quản lý tốt điện thoại của mình, tránh để xảy ra việc bấm nhầm đến đầu số 114 để báo cháy; Cùng với đó quản lý con em mình trong việc sử dụng điện thoại, tránh để các em nhỏ sử dụng điện thoại để gọi đến các đầu số khẩn cấp như 114, 113 hay 115…sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhận và xử lý tin và 1 số đơn vị trên địa bàn thành phố cũng như các doanh nghiệp tư nhân tránh việc sử dụng số điện thoại 114 để sử dụng trong các cuộc gọi liên lạc trong nội bộ công ty, sẽ dễ bấm nhầm sang đầu số báo cháy Tổng đài 114 do CATP quản lý, làm tăng cuộc gọi nhỡ, gọi nhầm làm mất đi sự ổn định và thông suốt trong thông tin liên lạc của Trung tâm.

Thái Bình

Hành vi gọi điện báo cháy giả sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 3, Điều 40 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; PCCC; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó phạt tiền từ 2-5 triệu đồng đối với cá nhân và 4-10 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi báo cháy giả, không báo cháy hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy.

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông