Chiến lược phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo ngành NN&PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Hướng đến nền nông nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực, quốc tế

14:45 03/05/2023

Quán triệt rõ quan điểm phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) là nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng, động lực cho phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, ngày 16-1-2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã chính thức ký Quyết định 296/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt Chiến lược phát triển KHCN, ĐMST ngành NN&PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung

Mục tiêu phấn đấu

Theo đó, mục tiêu mà chiến lược hướng đến là nhằm phát triển KHCN, ĐMST trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bền vững, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và quốc tế, gắn với xây dựng NTM hiện đại. Xây dựng hệ thống các tổ chức KH&CN ngành nông nghiệp có đủ tiềm lực, trình độ tạo ra các luận cứ và sản phẩm khoa học có giá trị cao; tiếp thu chọn lọc, làm chủ các công nghệ tiên tiến của thế giới, chuyển giao ứng dụng, nhân rộng trong thực tiễn sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao nhanh thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nông dân, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Về mục tiêu cụ thể, chiến lược phấn đấu đến năm 2030 sẽ nâng cao đóng góp của KH&CN, ĐMST vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thông qua các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN của các tổ chức KH&CN công lập và khu vực tư nhân. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức trên 50%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (VietGAP) hoặc tương đương trở lên đạt trên 40%.

Tỷ lệ kết quả các nhiệm vụ KH&CN có sản phẩm là giống, vật tư đầu vào, quy trình công nghệ, thiết bị, tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng vào thực tiễn đạt trên 90% vào năm 2025, trên 95% năm 2030. Có ít nhất 60% kết quả nghiên cứu được công nhận tiến bộ kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất; trong đó khoảng 15% kết quả nghiên cứu được đăng ký bản quyền sáng tạo, sở hữu trí tuệ.

 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất tạo nguồn nông sản có sức cạnh tranh cao

Tổng giá trị chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ cho doanh nghiệp tăng 20% giai đoạn 2021-2025 và 35% giai đoạn 2026-2030. Hỗ trợ xây dựng, phát triển được ít nhất 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) có sự hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi cả nước; xây dựng, phát triển 50-100 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC tại các vùng sinh thái nông nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động ĐMST chiếm chiếm 85% vào năm 2030.

          6 nhóm giải pháp trọng tâm

Để đạt được mục tiêu đề ra, tại chiến lược này, Bộ NN&PTNT đã xác định rõ 6 nhóm định hướng nhiệm vụ phát triển KHCN, ĐMST cần tập trung triển khai. Trong đó, bộ chú trọng đổi mới cơ chế và hình thành các thể chế thúc đẩy KH&CN, ĐMST của ngành; phát triển tiềm lực KHCN; triển khai nhiệm vụ phát triển KHCN, ĐMST theo các ngành, lĩnh vực và một số chương trình trọng điểm ngành nông nghiệp; hoạt động ĐMST trong nông nghiệp; phát triển lĩnh vực dịch vụ ứng dụng KHCN, ĐMST của ngành.

Chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung

          Và trong số 6 giải pháp trọng tâm mà Bộ NN&PTNT xác định rõ trong chiến lược này thì nhóm giải pháp truyền thông, đổi mới tư duy trong phát triển KH&CN, ĐMST được đưa lên hàng đầu. Mục tiêu mà giải pháp này hướng tới là nhằm nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, doanh nghiệp và người dân về sứ mệnh, vị trí, vai trò của KHCN, ĐMST.

Từ đó, dần đổi mới tư duy để KHCN, ĐMST trở thành khâu đột phá đưa kinh tế nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ, từng bước chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, bền vững với môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành.

Đồng thời, nâng cao tính tự chủ, vai trò, quyền hạn và trách nhiệm toàn diện của người đứng đầu tổ chức KHCN trong việc hoạch định chiến lược, định hướng nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, ĐMST vào sản xuất. Tiếp đó là giải pháp về đổi mới thể chế, chính sách, cải cách hành chính tạo động lực cho phát triển KHCN, ĐMST.

Ở giải pháp này, Bộ NN&PTNT hướng tới đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường đại học, viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu; quan tâm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất tạo nguồn nông sản có sức cạnh tranh cao

Mặt khác, tăng cường thiết chế hợp tác công-tư, đồng tài trợ giữa Nhà nước và doanh nghiệp cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ĐMST. Phát triển đồng bộ, gắn kết chặt chẽ các ngành khoa học với doanh nghiệp, ưu tiên nâng cao năng lực đón đầu các ứng dụng KHCN tiên phong ở trình độ cao. Xác định đúng tầm nhiệm vụ KHCN, tập trung đầu tư thích đáng để giải quyết các yêu cầu bức thiết trong các lĩnh vực sản xuất trọng tâm của ngành…

Và một giải pháp không thể không kể đến đó là đổi mới hệ thống tổ chức KHCN, ĐMST. Ở giải pháp này, Bộ NN&PTNT hướng đến kiện toàn hệ thống tổ chức KHCN công lập trực thuộc bộ, tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao công nghệ công lập, kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho lĩnh vực này.

Đồng thời, phát triển hệ thống, trung tâm đổi mới sáng tạo ngành, vùng. Trong đó, lấy doanh nghiệp làm trung tâm dẫn dắt các hoạt động ĐMST, viện nghiên cứu và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh, các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò kiến tạo môi trường thể chế, chính sách thuận lợi, thúc đẩy liên kết giữa các bên trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và ĐMST.

 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất tạo nguồn nông sản có sức cạnh tranh cao

Ngoài ra còn phải kể đến các giải pháp như huy động nguồn lực cho phát triển KHCN; tăng cường đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực KHCN và tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, ĐMST.

Trong chiến lược này, Bộ NN&PTNT đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, tổ chức KHCN, các hội, hiệp hội trực thuộc bộ và Giám đốc Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc TW, các doanh nghiệp, tổ chức KHCN của doanh nghiệp khu vực nhà nước, tư nhân chủ động triển khai hiệu quả các mục tiêu, định hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của chiến lược này.

 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất tạo nguồn nông sản có sức cạnh tranh cao

Đáng chú ý, ngày 16-3-2023, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã ký Quyết định số 948/QĐ-BNN-KHCN ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược trên. Trong đó, bộ đã giao trách nhiệm, nội dung công việc cũng như sản phẩm và thời gian cần thực hiện cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Và cuối tháng 4 vừa qua, bộ đã tổ chức thành công hội nghị triển khai chiến lược trên. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ mong muốn chiến lược sẽ nhận dược sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức quốc tế, bà con nông dân, sự sáng tạo, nhiệt huyết, đam mê của các nhà khoa học.

 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất tạo nguồn nông sản có sức cạnh tranh cao

Bộ trưởng thông tin, thời gian tới, bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, thúc đẩy hoạt động khoa học, ĐMST, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp; mở rộng không gian nghiên cứu cho các nhà khoa học; đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác nghiên cứu khoa học. Mặt khác, tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao để tiếp cận nhanh những thành tựu tiên tiến, tiếp nhận chuyển giao ứng dụng KHKT vào thực tiễn nông nghiệp Việt Nam…

Bình Huệ

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông