13:36 19/10/2022 Tại Hải Phòng, triển khai chương trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp, thời gian qua, thành phố mà chủ công là ngành nông nghiệp đã làm tốt công tác tham mưu, tập trung xây dựng, triển khai nghiêm túc, hiệu quả các cơ chế chính sách, kế hoạch, chương trình đẩy mạnh chuyển đổi số ngành. Qua đó, thành phố đã gặt hái được những thành quả ban đầu tạo tiền đề cho việc triển khai hiệu quả Quyết định 924//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025…
Tập trung xây dựng, triển khai cơ chế chính sách
Cụ thể, ngay từ cuối năm 2020, HĐND TP đã ban hành Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 22-12-2020 hỗ trợ lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. Triển khai Nghị quyết, tính đến nay, toàn thành phố đã có 99,72% tàu cá được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định; 100% tàu cá đăng ký tại Hải Phòng được cập nhật và theo dõi trên hệ thống giám sát tàu cá quốc gia.
Cùng với đó, Sở NN&PTNT đã tham mưu ban hành Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 10-12-2021 về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản giai đoạn 2022 – 2025. Hàng năm, ngân sách thành phố hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, thủy sản 300 đồng/tem truy xuất nguồn gốc bằng mã QR Code gắn trên một đơn vị sản phẩm.
Với vai trò là cơ quan thường trực, chủ trì triển khai chương trình, Đảng ủy cơ quan Sở NN&PTNT đã ban hành văn bản số 25-CV/ĐU ngày 22-3-2022, tập trung quán triệt, tuyên truyền và chỉ đạo tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thực hiện Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26-10-2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.
Tiếp đó là một loạt các quyết định, kế hoạch của UBND TP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TU, về chuyển đổi số năm 2022, chuyển đổi số thành phố giai đoạn 2022 – 2025. Hay triển khai Đề án nâng cao nhận thức, phổ cấp kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025; cải thiện, nâng cao chỉ số chuyển đổi số thành phố Hải Phòng năm 2022…
Đẩy mạnh công tác truyền thông
Đáng chú ý, đơn vị đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo chuyển đổi số; Ban hành Quy chế hoạt động và Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Sở NN&PTNT cùng nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các phòng, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý, góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số của thành phố và của ngành.
Công tác truyền thông, tuyên truyền về chuyển đổi số được ngành nông nghiệp Hải Phòng chú trọng đẩy mạnh. Thời gian qua, Sở NN&PTNT thành phố đã xây dựng Chuyên mục “Chuyển đổi số”, thường xuyên cập nhật, chia sẻ thông tin về chủ trương, định hướng, kế hoạch thực hiện chuyển đổi số của Trung ương, thành phố trên Cổng thông tin điện tử sở và Trang thông tin điện tử các đơn vị trực thuộc.
Công tác phối hợp cung cấp thông tin về hiệu quả triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong NN&PTNT cho các cơ quan truyền thông cũng được ngành duy trì thường xuyên.
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc sở thì thường xuyên phổ biến, thông tin, chia sẻ thông tin về chuyển đổi số trong các cuộc họp giao ban và lồng ghép trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị. Qua đó, đã kịp thời thông tin công tác chỉ đạo, điều hành cũng như tình hình thực hiện chuyển đổi số của Trung ương, thành phố; từng bước nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và các tổ chức, cá nhân về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.
Riêng năm 2022, triển khai chương trình chuyển đổi số nông nghiệp, Hải Phòng đã tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm chương trình theo Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 24-3-2022 về chuyển đổi số thành phố năm 2022. Theo đó, bước đầu chương trình đã đạt được một số kết quả khả quan rất đáng ghi nhận.
Tập trung triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm
Đối với nhiệm vụ “Triển khai hệ thống tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc nông sản”, Sở NN&PTNT thành phố đã lập báo cáo thuyết minh xây dựng “Hệ thống quản lý dữ liệu Nông sản thành phố Hải Phòng” với tổng kinh phí dự kiến 10.464.184.000 đồng, gửi xin ý kiến tham vấn của Bộ NN&PTNT từ cuối tháng 6-2022; gửi Sở TT&TT, Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND TP xem xét quyết định điều chỉnh và phân bổ kinh phí thực hiện.
Tiếp đó, triển khai nhiệm vụ “Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn thành phố”, Sở NN&PTNT thành phố đã lập báo cáo thuyết minh và dự toán kinh phí triển khai “Số hóa hồ sơ tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành NN&PTNT thành phố Hải Phòng” với tổng kinh phí dự kiến 12.647.366.920 đồng, gửi xin ý kiến tham vấn của Bộ NN&PTNT từ đầu tháng 7-2022; gửi Sở TT&TT, Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND TP xem xét quyết định điều chỉnh và phân bổ kinh phí thực hiện.
Đối với nhiệm vụ “Xây dựng Hệ thống quản lý cảng cá trên địa bàn thành phố”, trong quá trình triển khai thực hiện, khi tiến hành rà soát, đối chiếu nội dung của nhiệm vụ với các nền tảng số quốc gia đang được Bộ NN&PTNT áp dụng như: hệ thống giám sát hành trình, phần mềm Vnfishbase để quản lý tàu cá và hỗ trợ ngư dân trong quá trình khai thác trên biển, sở đã đề xuất không tiến hành xây dựng Hệ thống quản lý cảng cá trên địa bàn thành phố để tránh trùng lặp, gây lãng phí.
Đề xuất các giải pháp thiết thực
Những kết quả bước đầu đạt được kể trên là cơ sở, nền tảng cho việc đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số nông nghiệp của Hải Phòng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cũng giống như các địa phương khác trên phạm vi cả nước, quá trình triển khai chương trình chuyển đổi số nông nghiệp của thành phố còn vấp phải những khó khăn, bất cập, trở ngại nhất định. Được biết, để nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình, Sở NN&PTNT thành phố đã kiến nghị, đề xuất với Bộ NN&PTNT một số vấn đề cốt lõi nhằm tháo gỡ khó khăn cho thành phố cũng như các tỉnh/thành bạn trong quá trình triển khai chương trình.
Theo đó, sở đề nghị Bộ NN&PTNT nhanh chóng xây dựng các chương trình, đề án, dự án; cơ chế, chính sách, tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật về chuyển đổi số trong NN&PTNT.
Đồng thời đề xuất Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ TT&TT hướng dẫn các địa phương khai thác các nền tảng số quốc gia theo quy định; xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu, nền tảng số của địa phương đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đồng bộ và liên thông với các nền tảng số, cơ sở dữ liệu quốc gia. Hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và nhân rộng các mô hình làng thông minh, làng nông thuận thiên ứng dụng công nghệ số.
Riêng đối với những nền tảng cơ sở dữ liệu chưa có, sở đề nghị bộ cho phép các địa phương xây dựng mô hình mẫu để tiến hành sơ, tổng kết đánh giá và nhân rộng trên toàn quốc những mô hình phát huy hiệu quả thiết thực..
Khánh Chi
22:01 22/11/2024
22:00 22/11/2024
21:17 22/11/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão