Chuyên mục Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 – Phần IV Nghị định 116/2021/NĐ-CP: Trách nhiệm của gia đình, cơ sở quản lý và người nghiện ma túy trong thời gian quản lý

08:35 14/09/2023

Tại Điều 47, Mục 2, Chương V, Nghị định 116/2021/NĐ-CP ngày 21-12-2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện đã đưa ra những quy định cụ thể về “Thi hành quyết định quản lý” người nghiện ma tuý trong thời gian làm thủ tục đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau. Cơ quan ban hành quyết định quản lý có trách nhiệm đưa người nghiện ma túy đến cơ sở quản lý. Trường hợp người nghiện ma túy đang trong tình trạng rối loạn tâm thần hoặc mắc bệnh phải điều trị thì phải đưa đến cơ sở y tế để điều trị ổn định trước khi bàn giao cho cơ sở quản lý.

Về “Hồ sơ bàn giao”, tại khoản 2 điều này quy định bao gồm: Quyết định quản lý theo quy định tại Điều 46 Nghị định này;Lý lịch tóm tắt của đối tượng, có xác nhận của cơ quan lập hồ sơ.

Về “Thủ tục bàn giao”, khoản 3 của điều này quy định: Đại diện cơ quan ban hành quyết định quản lý bàn giao người bị quản lý; Đại diện cơ sở quản lý đối chiếu người, hồ sơ và lập biên bản giao nhận theo Mẫu số 37 Phụ lục II Nghị định này. Biên bản phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú hoặc nơi đối tượng có hành vi vi phạm, cơ quan lập hồ sơ.

Đáng chú ý, tại Điều 48 của nghị định đã đưa ra những quy định chi tiết về “Trách nhiệm của gia đình, cơ sở quản lý và người nghiện ma túy trong thời gian quản lý” như sau:

Một là. Gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý người nghiện ma túy có trách nhiệm:

a) Không để người được quản lý tiếp tục vi phạm pháp luật;

b) Bảo đảm sự có mặt của người được quản lý khi có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Báo cáo kịp thời với cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định giao quản lý trong trường hợp người được quản lý bỏ trốn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật;

d) Cơ sở quản lý có trách nhiệm quản lý, giáo dục, tư vấn, điều trị hội chứng cai, điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh khác đối với người nghiện ma túy.

Hai là. Người nghiện ma túy được quản lý có trách nhiệm:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tạm trú, tạm vắng; khi đi khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn để ở lại địa phương khác phải thông báo cho gia đình, cơ quan, tổ chức được giao quản lý biết về địa chỉ, thời gian tạm trú tại đó;

b) Có mặt tại trụ sở của cơ quan lập hồ sơ khi được yêu cầu.

c) Tuân thủ nội quy, quy chế của cơ sở quản lý.

Ba là. Cơ quan ban hành quyết định quản lý người nghiện ma túy có trách nhiệm:

a) Thông báo cho gia đình, cơ sở quản lý và người nghiện ma túy về quyền và nghĩa vụ của họ trong thời gian quản lý;

b) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ gia đình, cơ sở quản lý trong việc giám sát người nghiện ma túy trong thời gian quản lý;

c) Khi được thông báo về việc người nghiện ma túy bỏ trốn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan quyết định quản lý phải có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Bốn là. Khi được thông báo về việc người nghiện ma túy bỏ trốn, cơ quan ban hành quyết định quản lý phải phối hợp với cơ sở quản lý, gia đình người nghiện để truy tìm, áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để đưa đối tượng về nơi quản lý.

Trường hợp người nghiện ma túy được giao gia đình quản lý mà bỏ trốn thì cơ quan ban hành quyết định hủy quyết định quản lý người nghiện ma túy tại gia đình và áp dụng hình thức quản lý tại cơ sở quản lý.

Và tại Điều 49 của nghị định quy định về “Bảo đảm cơ sở vật chất, nhân sự cho việc quản lý người nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội, chế độ đối với người bị quản lý” như sau: Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ quản lý người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội thuộc thẩm quyền quản lý.

Cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội được giao quản lý người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này; bố trí khu vực dành riêng để thực hiện việc quản lý.

Trong thời gian quản lý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội, người nghiện ma túy được hưởng các chế độ ăn, ở, sinh hoạt, hỗ trợ y tế như đối tượng thuộc cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội.

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông