Chuyên mục Nghị định 63/CP: Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ LĐTB&XH trong thực hiện liên thông thủ tục hành chính

19:42 29/08/2024

Điều 19, Chương III, Nghị định số 63/2024/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra những quy định cụ thể về “Trách nhiệm của Bộ Công an” trong thực hiện liên thông 2 nhóm thủ tục hành chính là: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai tang phí, tử tuất.

Theo đó, Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành Phần mềm dịch vụ công liên thông bảo đảm kết nối thông suốt giữa Phần mềm dịch vụ công liên thông với các phần mềm nghiệp vụ của các bộ, cơ quan liên quan; các tính năng nộp hồ sơ, nộp, cập nhật bổ sung hồ sơ; phân tách các trường thông tin để chuyển vào hệ thống phần mềm nghiệp vụ của các bộ, ngành; cập nhật, đồng bộ trạng thái hồ sơ về hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương.

Nâng cấp ứng dụng VNeID, bảo đảm việc xác nhận đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, của thân nhân người chết hưởng trợ cấp mai táng, hưởng chế độ tử tuất được thực hiện qua tài khoản VNeID hoặc ký số điện tử; điều chỉnh quy trình điện tử đối với thủ tục xoá đăng ký thường trú theo hướng đơn giản, thuận tiện cho công dân và cán bộ thực hiện thủ tục hành chính.

Mặt khác, chỉ đạo cơ quan đăng ký cư trú chủ động kiểm tra, xác minh nơi ở hợp pháp của chủ hộ, không yêu cầu người yêu cầu đến cơ quan công an nộp lại bản chính giấy tờ liên quan.

Cùng với đó, tại Điều 20 chương này của nghị định quy định rõ 3 trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

Bảo đảm thông tin, dữ liệu về: bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên phạm vi toàn quốc hoạt động hiệu quả; kết nối thông suốt giữa Phần mềm dịch vụ công liên thông. Đồng bộ các trạng thái tiếp nhận, xử lý hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng cho Phần mềm dịch vụ công liên thông và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương.

Chỉ đạo, hướng dẫn cấp kết quả xác nhận khuyết tật điện tử; kết nối, chia sẻ, thường xuyên cập nhật khi có thay đổi thông tin dữ liệu về người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo với Phần mềm dịch vụ công liên thông, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ sử dụng phần mềm nghiệp vụ của ngành; kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông