13:30 30/03/2019 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Cụ thể, các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sau dịch kết thúc... đối với những gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi.
Chỉ đạo trên của NHNN là phù hợp với định hướng thúc đẩy và phát triển các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp do lĩnh vực này có nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa hoặc tồn ứ sản phẩm.
Tuy nhiên, đến đây, một câu hỏi sát sườn được đặt ra là, vậy quyền lợi của các TCTD thì giải quyết thế nào? Rủi ro cao trong ngành chăn nuôi nói riêng, nông nghiệp nói chung thường sẽ làm "chùn bước" các TCTD. Bởi họ không thể mạo hiểm ném vốn vào những lĩnh vực mà khả năng trả nợ của người vay phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố khó hoặc không kiểm soát được.
Do đó khi NHNN muốn khuyến khích các TCTD tăng cường cho vay nông nghiệp thì NHNN buộc phải có những cơ chế giải pháp để các TCTD trở nên tích cực hơn với ngành nông nghiệp. Theo đó thiệt hại của các TCTD đến từ việc khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho người vay chịu thiên tai, dịch bệnh sẽ được bù đắp bởi ngân sách nhà nước.
Cụ thể hơn, Nghị định 116 quy định: "Số tiền lãi tổ chức tín dụng không thu được do đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được ngân sách nhà nước cấp tương ứng từ ngân sách địa phương. Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ dự phòng ngân sách trung ương".
Như vậy, nếu thực hiện theo đúng yêu cầu và chỉ đạo của NHNN thì các TCTD khi tăng cường cho vay các lĩnh vực ưu tiên về nguyên tắc, hầu như không phải chịu thiệt hại đáng kể nào dù rủi ro cho vay là cao. Điều đáng nói còn lại ở đây là tránh thất thoát từ chủ trương xóa nợ, giãn nợ, giảm lãi này. Khi dịch tả lợn châu Phi mới nổ ra, đã có những đề xuất nhà nước trợ cấp, đền bù cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy vì dịch một tỷ lệ nào đó so với giá thị trường (chẳng hạn 80% giá thị trường).
Nếu giải pháp này được thực thi, sẽ có nhiều trường hợp hộ/doanh nghiệp chăn nuôi được hưởng lợi hai lần, từ trợ cấp trực tiếp cho lợn bị tiêu hủy, và từ việc được tổ chức tín dụng xóa nợ, khoanh, giãn nợ, giảm lãi vay...
Ngoài ra không loại trừ khả năng có sự thông đồng, cấu kết giữa hộ/doanh nghiệp chăn nuôi với cán bộ ngân hàng và của cơ quan hữu quan để khai khống thiệt hại, làm tăng khoản đền bù từ ngân sách.
Với những rủi ro thất thoát nêu trên, NHNN cũng nên có thêm chỉ đạo và phối hợp các đơn vị, cơ quan chức năng có các biện pháp thanh tra, giám sát, kiểm soát các hành vi trục lợi từ một chủ trương đúng để giảm thiểu thiệt hại tối đa cho ngân sách nhà nước.
PV
14:00 21/12/2024
13:59 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết