10:20 31/08/2018 Hỗ trợ đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mang tính đột phá, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành thủy sản, phát triển bền vững...
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, đã có hàng nghìn tàu cá được đóng mới vươn khơi, bám biển. Nhiều tàu khai thác hải sản có hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho ngư dân, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn phát sinh nhiều vấn đề, đó là chất lượng một số tàu đóng mới không đảm bảo phải nằm bờ, hoặc phải sửa chữa thường xuyên khiến thu nhập không bù được chi phí. Nguồn lợi hải sản ở vùng biển xa đang bị suy giảm, thời tiết diễn biến bất thường, thị trường tiêu thụ không ổn định...
Ngoài ra còn nguyên nhân do cơ chế chính sách vẫn còn điểm vướng mắc như: tình trạng chủ tàu không có khả năng tiếp tục đóng mới hoặc khai thác tàu, do bị bệnh hoặc qua đời, nhưng Nghị định 67 và các văn bản liên quan không có quy định về cơ chế chuyển đổi chủ tàu, gây khó khăn cho ngành ngân hàng trong việc xử lý nợ vay... khiến cho nợ xấu của chương trình đang có xu hướng gia tăng.
Với những ngư dân thực sự gặp khó khăn trong quá trình hoạt động có thể hiểu được nguyên nhân của nợ xấu. Điều đáng nói ở đây là vẫn có những trường hợp đang khai thác hiệu quả nhưng lại trốn tránh nghĩa vụ trả nợ ngân hàng.
Để đối phó, các chủ tàu này cố tình chây ì bằng cách không nghe điện thoại, không có mặt ở nhà và lấy lý do khai thác không hiệu quả. Phía ngân hàng cho biết việc quản lý, kiểm soát dòng tiền của các chủ tàu khai thác trên biển gặp nhiều khó khăn do sản phẩm khai thác được bán ngay trên biển cho các tàu dịch vụ hậu cần hoặc bán ngoài đảo với phương thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt.
Hiệu quả khai thác đánh bắt chỉ dựa trên số liệu khai báo của khách hàng, do đó phụ thuộc hoàn toàn vào độ trung thực của khách hàng. Chủ tàu không trả nợ đầy đủ theo cam kết dẫn đến ngân hàng không hoàn thành kế hoạch được giao buộc phải trích lập dự phòng làm tăng chi phí và ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề bảo toàn vốn của đơn vị...
Áp lực thu hồi nợ theo cam kết khiến nhiều cán bộ ngân hàng phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi “truy tìm” ngư dân rất vất vả mà hiệu quả không cao. Để bảo toàn vốn, nhiều phương án đã được triển khai như báo cáo kiến nghị Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 tỉnh, thành sớm vào cuộc, tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc xử lý nợ đối với các chủ tàu trên hay lập phương án tiến hành quản lý tài sản và xử lý để thu hồi nợ…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giải pháp tốt nhất là UBND tỉnh, thành chỉ đạo các ngành, các địa phương phối hợp tuyên truyền, vận động để nâng cao trách nhiệm trả nợ của ngư dân khi đến hạn. Để hỗ trợ ngư dân, ngành thủy sản cần xây dựng 1 chuyên đề riêng về “tàu 67”, thường xuyên theo dõi, cập nhật, quản lý và đề xuất các giải pháp để các chủ tàu sản xuất hiệu quả hơn.
Đây là vấn đề trọng yếu không chỉ đối với ngành thủy sản mà còn liên quan đến ngân hàng, kinh tế biển, thu nhập ngư dân và bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với lực lượng biên phòng không cho xuất bến đối với tàu cá của các ngư dân chây ỳ trả nợ; phải xử lý mạnh để răn đe chứ nếu chây ỳ lây lan, ngư dân không chịu trả nợ thì rất khó cho các ngân hàng thu hồi vốn.
Bùi Hạnh
14:00 21/12/2024
13:59 21/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết