Chuyện vé xem AFF Cup: Vật vã với “phe”

17:29 29/12/2008

Trong những trận cầu đỉnh cao, SVĐ Mỹ Đình luôn quá nhỏ bé so với nhu cầu muốn đến sân của khán giả hâm mộ. Những chuyện ì xèo quanh vấn đến phát hành, bán vé của VFF luôn được đề cập đến mỗi khi thị trường vé nổi cơn sốt.
Trong những trận cầu đỉnh cao, SVĐ Mỹ Đình luôn quá nhỏ bé so với nhu cầu muốn đến sân của khán giả hâm mộ. Những chuyện ì xèo quanh vấn đến phát hành, bán vé của VFF luôn được đề cập đến mỗi khi thị trường vé nổi cơn sốt.

Phe vé đang mời chào “cắt cổ” người hâm mộ
Phe vé đang mời chào “cắt cổ” người hâm mộ

Vé trận chung kết lượt về do VFF bán ra đã hết sạch và đó cũng là lúc thị trường vé “chợ đen” sôi động hơn bao giờ hết. Xung quanh SVĐ Mỹ Đình và chợ vé Trịnh Hoài Đức luôn tập trung các “phe” chuyên nghiệp chờ sẵn. Mỗi khi có người tới lập tức hàng loạt lời mời chào hấp dẫn được tung ra. Đủ các loại vé ở nhiều vị trí khác nhau, thậm chí cả giấy mời cũng có trong danh sách vé của các dân phe chuyên nghiệp.

Trong khi VFF phát hành vé với 4 mệnh giá là: 100.000đ; 150.000đ; 200.000đ và 300.000đ thì ngoài thị trường chợ đen, giá vé được đẩy lên gấp nhiều lần so với giá trị thực. Sáng 28-12, tôi dừng lại ở chợ vé Trịnh Hoài Đức để hỏi mua 1 cặp vé hạng bét (mệnh giá 100.000đ/vé) thì được một “phe” hét với giá 1 triệu đồng/ đôi. Cò kè mặc cả nhưng không thể giảm giá nổi quá 50 ngàn/ chiếc. Các chiến hữu của “phe” liên tục bài cò mồi với giọng điệu: Không mua nhanh lát không có mà mua, không mua thì đưa đây đang có khách hỏi mua... Sau khi đánh bài chuồn, tôi tiếp tục xuôi xuống Mỹ Đình tìm vận may nhưng tình hình vẫn không sáng sủa hơn bởi phe vé ở đây “rắn” không kém chợ Trịnh Hoài Đức. Đang loay hoay tìm chỗ nghỉ thì tôi gặp ngay một “người cùng cảnh ngộ” cũng vừa ở Hải Phòng lên nhưng chưa mua nổi vé vào sân. Anh Vũ Đức Trường, ở Nguyễn Văn Linh, Hải Phòng cho biết: “Tôi lên từ sáng sớm nhưng không biết chỗ bán vé nên đành xuống đây. Giá vé quá cao nên không thể mua nổi. Biết là giá cao nhưng mà thích quá rồi nên cứ đi, nếu không mua được vé thì ngồi cửa SVĐ xem tivi nghe khán giả hô cũng đã”.

Theo lời “rủ rê” của người cùng cảnh ngộ, tôi và anh Trường ra mạng internet để tra xem có thể kiếm được một chỗ ngồi trong sân hay không. Ra quán internet mới thấy thị trường vé trên mạng cũng không kém phần sôi động. Nhan nhản lời rao bán vé đẹp, giá rẻ thậm chí có cả giấy mời được rao bán nhưng giá cả và độ tin cậy khiến cho chúng tôi chán nản. Nhấc máy gọi đến 3 số điện thoại có loại vé giá rẻ, chỗ ngồi “cỏ” nhất sân thì đều báo không thể liên lạc được.

Cũng trên mạng internet, nhiều lời khuyến cáo về nạn vé giả khiến cho giấc mộng có vé của chúng tôi tan thành mây khói. Ngậm ngùi rời quán internet, anh Trường an ủi: Thôi về cố thủ ở Mỹ Đình, kiểu gì cũng có vé. Trận Brazil tôi cũng bám trụ ở đó đến phút chót và mua được vé rẻ hơn “mậu dịch” nhưng phải vào muộn mất 20 phút…

Đến gần giờ G, thị trường vẫn không thiếu vé mà chỉ thiếu người dám bỏ ra số tiền lớn để sở hữu một chỗ ngồi quí giá trên SVĐ Mỹ Đình. Sự chuyên nghiệp của phe vé đã khiến cho người hâm mộ phải “nghiến răng” khi muốn thoả khát vọng xem ĐTVN thi đấu. Vé chính ngạch đang là khái niệm xa vời đối với người hâm mộ bởi phe vé dùng mọi thủ đoạn để đoạt vé trong tay nhà cung cấp để lũng loạn thị trường. Cuối cùng chỉ người hâm mộ chịu thiệt thòi khi phải vất vả cân não với đội ngũ phe chuyên nghiệp để kiếm một tấm vé vào sân thoả mãn khát khao nhìn thầy trò HLV Calisto giành chiến thắng.


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông