17:19 13/07/2013
Cùng với xu hướng hội nhập, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp, trở thành đề nóng bỏng, nhức nhối cho toàn xã hội. Theo con số thống kê, trong 3 năm, từ năm 2010 đến 2012, cả nước đã xảy ra 1.370 vụ buôn bán người... DỄ LỪA, LÃI KHỦNG Thời điểm tháng 4-2013, những thông tin về các vụ mua bán người đã làm "nóng” dư luận. Thông tin từ Công an Lai Châu cho biết, chiều 28-4, tại chốt kiểm soát giao thông ở khu vực Nậm Loỏng (TX Lai Châu), lực lượng CSHS Công an Lai Châu đã bắt quả tang Giàng Thị Dung, ở Xà Nhè (Tủa Chùa, Điện Biên) đang trên đường lừa đưa cháu Chang Thị Dinh, 15 tuổi, ởá cùng bản với Dung sang Trung Quốc bán. Trước đó, vào giữa tháng 4-2013, Công an Đồng Tháp bắt giữ Phan Thanh Hoàng (sinh 1979, ở Vĩnh Thới, Lai Vung, Đồng Tháp) - kẻ cầm đầu một đường dây chuyên lừa các cô gái hứa đưa sang Malaysia bán hàng với mức lương cao rồi bán cho các chủ chứa, ép phải bán dâm. Còn ở Hà Nội, khoảng 19h ngày 17-4, các trinh sát C45 (Bộ Công an) cùng Phòng PC45 CATP Hà Nội phối hợp với Công an Hải Dương bắt quả tang 2 đối tượng Trịnh Văn Đại (sinh 1995, ở Minh Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng) và Bàn Văn Tuyến (sinh 1995, ở Mông Sơn , Yên Bình, Yên Bái) đang trên đường đưa Phạm Thị B. (sinh 1997, ở Như Xuân, Thanh Hoá) ra Móng Cái để bán sang Trung Quốc. Theo thượng tá Nguyễn Văn Tính, Phó trưởng phòng PC45 CATP Hà Nội, nhiều năm nay, Hà Nội là địa bàn trung chuyển các vụ mua bán người. Chỉ riêng năm 2012, CATP Hà Nội phát hiện, điều tra, khám phá 16 vụ mua bán người với 49 nạn nhân, trong đó có 85% là người ngoại tỉnh. Thực tế cho thấy, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này không quá phức tạp, chủ yếu tổ chức thành đường dây, dùng lời đường mật hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao, hoặc dẫn mối cho lấy chồng Trung Quốc để lừa các nạn nhân đưa ra nước ngoài bán. Không chỉ nhằm vào các đối tượng sống ở vùng nông thôn, miền núi hiểu biết thấp mà hiện nay, bọn tội phạm đang gia tăng các thủ đoạn sử dụng internet lừa gạt sinh viên, học sinh bán ra nước ngoài. Điển hình như trường hợp Đào Văn Dương, ở Nhật Tựu (Kim Bảng, Hà Nam), trong vai “trùm” buôn quần áo tuyến Lạng Sơn - Hà Nội mò đến các quán cà phê, quán bar… vung tiền mua chuộc tình cảm các nữ sinh viên nghèo phải kiếm thêm bằng việc phục vụ ngoài giờ rồi lừa 8 cô gái trẻ bán sang Trung Quốc. Hoặc vụ Vũ Văn Ca (sinh 1989, ở Kim Tân, Kim Thành, Hải Dương) cùng đồng bọn sử dụng mạng internet làm quen với các nữ sinh nhẹ dạ, ham chơi lừa lên Lào Cai, bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Không ít trường hợp, bọn tội phạm buôn người còn lợi dụng tình cảm, trở thành người tình của nạn nhân khiến các con mồi tưởng thật mà rơi vào bẫy. Điển hình vụ Giàng Seo Vu, ở Phong Hải (Bảo Thắng, Lào Cai), giả vờ yêu, cho người đến hỏi một cô gái ở Xín Mần (Hà Giang) làm vợ. Khi nhà gái hết sức yên tâm về chàng rể quý thì Vu xin dẫn cô dâu sắp cưới đi mua sắm rồi lừa bán sang Trung Quốc. Ngoài ra, tội phạm buôn người còn có một số hình thức phạm tội mới như buôn bán trẻ sơ sinh, trẻ còn trong bào thai, thậm chí buôn bán cả nam giới làm nô lệ tình dục hoặc công nhân rẻ mạt ở nước ngoài. Điển hình vụ CAQ Hoàn Kiếm (Hà Nội) triệt phá ổ nhóm buôn bán phụ nữ, trẻ sơ sinh ra nước ngoài, bắt giữ 4 đối tượng gồm Nguyễn Thị Thinh (tức Thanh, sinh 1966, ở Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội), Thẩm Thị Hòa (tức Mai, sinh 1961, ở Kim An, Thanh Oai, Hà Nội), Hoàng Đức Hiền (sinh 1950, cùng ở Kim An, Thanh Oai) và Trịnh Thị Nga (sinh 1981, ở Đông Phú, Chương Mỹ), giải cứu 1 phụ nữ là chị Nguyễn Thị Út Nhỏ (sinh 1974, ở thị trấn A, Hòa Bình, Bạc Liêu) đang mang thai 34 tuần và 2 trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi và 25 ngày tuổi. Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng khai nhận, đây là đường dây chuyên buôn bán phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh sang Trung Quốc. Bọn chúng đi tìm những phụ nữ mới sinh hoặc đang mang thai nhưng gặp hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, éo le trong gia đình, không có khả năng nuôi dưỡng con cái và nói rằng muốn xin làm con nuôi cho các gia đình ở thành phố. Sau đó bọn chúng lừa đưa những phụ nữ mang thai sắp sinh hoặc các cháu sơ sinh sang Trung Quốc bán lấy tiền. Với thủ đoạn này, bọn chúng đã đưa sang Trung Quốc bán hơn 20 cháu nhỏ. Hoặc vụ lừa 5 thanh niên người dân tộc ở Mường Khương (Lào Cai) bán cho một chủ lò gạch ở Tây Giang (Trung Quốc). Nghiêm trọng hơn, CATP Cần Thơ triệt phá đường dây lừa gạt 75 người ở các tỉnh phía CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA Theo thượng tá Nguyễn Văn Tính, nhiều người vẫn sa vào “bẫy” của bọn buôn người, một phần có lỗi của chính các nạn nhân. Thực tế cho thấy, hầu hết các nạn nhân thường nhẹ dạ, cả tin, mới chỉ quen biết sơ đối tượng nhưng đã sẵn sàng bỏ nhà đi theo chúng. Không ít trường hợp, nạn nhân biết bị lừa, còn viết giấy biên nhận, tự nguyện đi theo "mẹ mìn", bởi do thiếu hiểu biết và một phần do nghèo túng. Còn tội phạm buôn bán người thường là những thanh niên hư hỏng, chơi bời lêu lổng hoặc những đối tượng có tiền án tiền sự nên có rất nhiều thủ đoạn. Điều đó lý giải vì sao thời gian qua, tình trạng buôn bán người qua biên giới ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp. Trước thực trạng trên, thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm buôn bán người đoạn 2011-2015, Bộ Công an đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Cùng với việc tăng cường công tác nắm tình hình, chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức cảnh giác cho người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số thì Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức hình sự quốc tế, Hiệp hội Cảnh sát quốc gia Đông Nam Á, Biên phòng các nước láng giềng trong khu vực nhằm trao đổi thông tin, xác minh, truy bắt tội phạm, giải cứu nạn nhân, truy nã tội phạm buôn bán người. Sau các hiệp định song phương và đa phương được ký với các nước Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào..., cơ quan chức năng đã giải cứu được hơn 1.500 nạn nhân trong các vụ buôn bán người và tiếp nhận hơn 4.500 nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng. Mới đây, vào đầu tháng 5-2013, Công an Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 10 cháu nhỏ bị đưa sang Trung Quốc bán. Đây là một đường dây chuyên mua bán trẻ em mới bị Công an Trung Quốc khám phá. Trong 43 đối tượng bị bắt giữ, có 10 đối tượng là người Việt Rõ ràng việc phòng chống tội phạm buôn người không chỉ là trách nhiệm của lực lượng công an mà rất cần sự vào cuộc một cách quyết liệt của các ngành, các cấp, các đoàn thể và toàn xã hội. |