15:33 25/08/2022 Luật Cư trú năm 2020 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2021. Đây là đạo luật rất quan trọng, bảo đảm tốt hơn nữa quyền tự do cư trú của công dân; tăng cường quản lý cư trú, quản lý dân cư, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ANTT trong tình hình mới; giảm thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến đăng ký, quản lý cư trú và đổi mới phương thức quản lý cư trú.
Từ ngày 1-1-2023 sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy chính thức không còn giá trị sử dụng
Như Chuyên đề ANHP đã thông tin trong các bài viết trước đấy, theo Điều 38, Luật Cư trú năm 2020 thì Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy đã cấp chỉ tiếp tục được sử dụng đến hết ngày 31-12-2022. Từ ngày 1-1-2023, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy chính thức không còn giá trị sử dụng.
Cụ thể, tại Khoản 3, Điều 38, Luật Cư trú năm 2020 quy định như sau:
“Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.”
Theo Luật này, cơ quan Nhà nước sẽ quản lý thông tin cư trú người dân bằng phương thức điện tử hay còn gọi là Sổ hộ khẩu điện tử.
Người dân chỉ cần đem theo duy nhất một loại giấy tờ tùy thân để giải quyết các thủ tục hành chính, đó chính là CCCD gắn chíp điện tử.
Để không gặp phải khó khăn khi Sổ hộ khẩu, Số tạm trú giấy hết giá trị sử dụng (từ ngày 1-1-2023), người dân cần phải khẩn trương đi làm CCCD gắn chíp điện tử.
Tiện ích của thẻ CCCD gắn chíp điện tử
Thẻ CCCD gắn chíp được gắn 1 con chíp có kích thước nhỏ giống như trên thẻ ATM, có mức độ bảo mật cao, được tích hợp công nghệ đặc biệt, áp dụng kính trắc học để quản lý nên không thể giả mao. Thẻ có tích hợp đầy đủ các thông
tin, có thể tích hợp được hơn 30 loại giấy tờ khác nhau như: giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y, số BHXH, sổ hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng... nên người dân chỉ cần dùng thẻ CCCD gắn chíp là thực hiện được các giao dịch trên. Qua đó, góp phần rút ngắn quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí thực hiện.
Mặt khác, do các loại giấy tờ của công dân đã được tích hợp lên cơ sở dữ liệu quốc gia nên hạn chế được việc giả mạo. Trong quá trình sử dụng, công dân không cần phải có giấy xác nhận của cơ quan Công an về tất cả các hồ sơ giấy tờ có liên quan tới số CMND cũ.
Chíp trên thẻ CCCD gắn chíp không chứa điện, không có chức năng định vị, không thể theo dõi để xác định vị trí của công dân. Với các thuật toán mật mã tuân thủ theo tiêu chuẩn của Ban Cơ yếu Chính phủ cũng như tiêu chuẩn bảo mật quốc tế ICAO, dữ liệu công dân bên trong chíp khó có thể làm giả và thay đổi được sau khi phát hành thẻ…
Ba đối tượng phải làm CCCD gắn chíp điện tử gồm:
Công dân đang sử dụng CMND 9 số và 12 số; Công dân đang sử dụng CCCD mã vạch và tất cả những công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa làm CCCD gắn chíp điện tử...
KC
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Phát hiện 10 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trưa ngày 24/11 tại huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng phối hợp kiểm tra, xử lý 9 trường hợp vi phạm nồng độ cồn