Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng tham gia nhiều ý kiến về các dự án Luật

11:20 21/06/2024

Ngày 20-6, Quốc hội thảo luận tổ về một số dự án Luật. Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng thảo luận tại tổ 4 cùng đoàn đoàn Bắc Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kon Tum. Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng là tổ trưởng tổ thảo luận. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND tối cao; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ.
Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng thảo luận tại tổ 4 cùng đoàn đoàn Bắc Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kon Tum. 

Thảo luận  tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, có ý kiến đại biểu cho rằng, cần tính toán kỹ thời điểm điều chỉnh có hiệu lực từ ngày 1-8-2024 đối với Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. 

Đại biểu Tống Văn Băng (Hải Phòng) băn khoăn về thời hạn các Luật có hiệu lực, đề nghị làm rõ hơn về lý do đặc biệt, cấp thiết, khách quan để đưa các Luật vào cuộc sống sớm hơn 5 tháng.

Đồng chí Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh, việc đưa 4 Luật vào cuộc sống sớm hơn 5 tháng là yêu cầu cấp thiết, cần sự đồng thuận của các Bộ, ngành, địa phương

          Đồng chí Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh, vấn đề lớn nhất để Quốc hội đưa ra bàn và quyết định là các Luật các hiệu lực sớm hơn 5 tháng là các điều kiện để luật đi vào cuộc sống có đầy đủ không; có những khó khăn gì. Bởi đây là những Luật rất quan trọng, nhất là Luật Đất đai cần có nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn; các địa phương phải có các nghị quyết điều chỉnh và phải vào cuộc. Nói tóm lại là có rất nhiều việc phải làm và với tiến độ gấp như vậy có đáp ứng được các yêu cầu đề ra hay không.

        Tuy nhiên, theo đồng chí Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu, đây là yêu cầu cấp thiết của cuộc sống và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương là phải khẩn trương vào cuộc, cùng đồng thuận triển khai thực hiện. Trong đó, các địa phương phải tích cực, chủ động hơn; xây dựng  kế hoạch chi tiết, cụ thể, ban hành các nghị quyết, nhất là bảng giá đất để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ khi các Luật các hiệu lực thi hành.
 Phó thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, việc đưa 4 Luật vào cuộc sống sớm hơn 5 tháng hoàn toàn bảo đảm các điều kiện, hành lang pháp lý và được phép áp dụng quy trình, thủ tục rút gọn

          Phó thủ tướng Trần Lưu Quang làm rõ hơn một số nội dung mà đại biểu Quốc hội còn băn khoăn. Theo Phó thủ tướng, để đưa các Luật này vào cuộc sống sớm hơn 5 tháng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt với quan điểm sớm ngày nào sẽ tháo gỡ ngay được các khó khăn, vướng mắc ngày đó. Phó thủ tướng nhấn mạnh, ngay khi các Luật có hiệu lực thi hành, một số điều khoản có thể áp dụng được luôn chứ không nhất thiết phải chờ nghị định, thông tư. Tuy nhiên, việc xây dựng nghị định, thông tư cũng đang được tiến hành rất khẩn trương. Phó thủ tướng Trần Hồng Hà dành nhiều thời gian để chỉ đạo thực hiện.

Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng thảo luận tổ

          Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cũng khẳng định, việc đưa 4 Luật vào cuộc sống sớm hơn 5 tháng hoàn toàn bảo đảm các điều kiện, hành lang pháp lý và được phép áp dụng quy trình, thủ tục rút gọn.  Chia sẻ với các Bộ, ngành, địa phương về những khó khăn, vướng mắc trong thời gian đầu thực hiện các Luật, Phó thủ tướng tin tưởng nếu cùng quyết tâm, quyết liệt sẽ vượt qua. Quan trọng hơn là sẽ góp phần quan trọng tháo gỡ rào cản trong phát triển kinh tế, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển…

          Thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản;  Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, đa số đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết phải ban hành các Luật này, góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn.

Đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) phát biểu thảo luận tổ

          Góp ý vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản, đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) đề nghị làm rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên khoáng sản được khai thác; xác định rõ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về địa chất khoáng sản là cơ quan nào,  quy định trách nhiệm của các cơ quan đó tới đâu. Đại biểu cũng góp ý cụ thể vào một số nội dung về tổ chức cá nhân tham gia điều tra về địa chất khoáng sản; cấp giấy phép khai thác khoáng sản; trách nhiệm quản lý Nhà nước về địa chất khoáng sản của Chính phủ; UBND cấp tỉnh…

                                                                                                                             Hồng Thanh

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông