Hiệu quả từ chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới

13:20 19/10/2022

Nhằm đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM. Đây là chương trình KHCN đặc thù, có mục tiêu, nội dung bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực phát triển nông thôn, thuộc nhiều chuyên ngành KHCN, phạm vi nghiên cứu trải rộng trên địa bàn nông thôn toàn quốc, tác động đến nhiều đối tượng, trong đó lấy người nông dân làm trung tâm...
Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào nuôi trồng thuỷ sản góp phần tăng năng suất, giá trị thuỷ sản

Mục tiêu, nội dung chương trình điều chỉnh theo hướng nâng cao, tập trung vào những yêu cầu mới

Chương trình được cả nước triển khai liên tục, có tính kế thừa qua hai giai đoạn. Giai đoạn I từ năm 2011-2015, kéo dài đến 2017, thực hiện theo Quyết định 27/QĐ-TTg ngày 5-1-2012; giai đoạn II được tiến hành từ năm 2016-2020, kéo dài đến 6-2022), thực hiện theo Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 12-1-2017.

Ở giai đoạn 2, chương trình được triển khai khi tiến trình xây dựng NTM đã trở thành cuộc vận động lớn trong cả nước, vấn đề “Tam nông” tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược đổi mới, phát triển đất nước. Theo đó, giai đoạn này được đánh giá là bản lề quan trọng, hướng đến cột mốc 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (2008-2018) và 10 năm xây dựng NTM (2010-2020).

Trong đó, vai trò của KHCN ngày càng được đề cao. Cùng với sự quan tâm lớn lao của Đảng và Chính phủ, Chương trình đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ và phối kết hợp của các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, các cá nhân, tổ chức KHCN, doanh nghiệp và nông dân.

Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào nuôi trồng thuỷ sản góp phần tăng năng suất, giá trị thuỷ sản

Ở giai đoạn này, mục tiêu, nội dung chương trình được điều chỉnh theo hướng nâng cao, tập trung vào những yêu cầu mới, cao hơn của xây dựng NTM giai đoạn (2016-2020). Chương trình thực hiện theo quy chế quản lý, điều hành Chương trình MTQG xây dựng NTM và các quy định về quản lý, thực hiện các chương trình KHCN hiện hành của Nhà nước.

Việc tuyển chọn các nhiệm vụ được tổ chức kỹ lưỡng, bám sát các yêu cấp cấp thiết của xây dựng NTM. Mấy năm qua, các đơn vị, tổ chức KHCN và địa phương đã đề xuất hàng trăm nhiệm vụ, số lượng rất lớn so với khả năng phê duyệt thực hiện. Chỉ tính riêng năm 2018 đã có trên 300 đề xuất, trong số đó tuyển được 28 nhiệm vụ. Trong 3 năm (2017-2020) triển khai chương trình, qua 5 đợt tuyển chọn, cả nước có 84 nhiệm vụ (50 đề tài, 34 dự án) được phê duyệt.

Nội dung nghiên cứu về cơ bản bám sát khung Quyết định 45/QĐ-TTg và đáp ứng nhu cầu thực tế nhờ tổ chức nhiều cuộc khảo sát, lấy ý kiến rộng rãi các địa phương, doanh nghiệp và tổ chức KHCN; tiếp thu yêu cầu của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM và các bộ, ngành.

Hầu hết các dự án được phê duyệt thực hiện từ 2018 trở đi. Trong đó, có 34 nhiệm vụ triển khai từ cuối năm 2019 và năm 2020. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên thời gian triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh kéo dài đến hết năm 2021 nhằm đảm bảo chất lượng nghiên cứu, có điều kiện ứng dụng kết quả và nghiên cứu những vấn đề mới nảy sinh phục vụ cho định hướng xây dựng NTM giai đoạn sau năm 2020.

Công tác kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, nghiệm thu các đề tài, dự án được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định đã góp phần thúc đẩy việc chuyển giao ứng dụng kết quả vào thực tế. Với cách tiếp cận mở, lại có kế hoạch hợp tác với các Chương trình KHCN trọng điểm của các vùng, chương trình đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, các cá nhân tổ chức KHCN đa ngành, nhiều doanh nghiệp, HTX và đông đảo nông dân. Phần lớn các đề tài, dự án do các đơn vị và Chủ nhiệm ngoài Bộ NN&PTNT đảm nhiệm.

Kết quả khả quan

Bám sát nhu cầu cấp thiết của tiến trình xây dựng NTM trong việc tuyển chọn, tổ chức triển khai các nhiệm vụ nên toàn bộ 4 mục tiêu và các chỉ tiêu chương trình đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào nuôi trồng thuỷ sản góp phần tăng năng suất, giá trị thuỷ sản

Qua mấy năm triển khai, cả nước đã có trên 70% đề tài, dự án có kết quả được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành với 80 bộ tài liệu hoặc sổ tay hướng dẫn; 152 bài báo khoa học. 100% các nhiệm vụ có kết quả được cơ quan chuyên môn hoặc các địa phương tiếp nhận, ứng dụng vào thực tế xây dựng NTM.

Đáng chú ý, hầu hết các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đều có doanh nghiệp đầu tư nguồn vốn đối ứng; trên 60% mô hình có triển khai liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là đối với nhóm sản phẩm chủ lực các cấp. Các mô hình đều chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với các vùng miền. Hầu hết các mô hình sản xuất đều tăng được hiệu quả từ 25% trở lên. Qua đó, góp phần tăng thu nhập trên 20% trong phạm vi dự án cho người nông dân. Các đề tài, dự án đều tham gia nhiệm vụ đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ, cho 11.000 lượt người, vượt chỉ tiêu đề ra (10.000 người).

Theo Quyết định 45/QĐ-TTg, chương trình được tiến hành với 5 nhóm nội dung trọng tâm, từ nghiên cứu cơ sở lý luận, các mô hình, kinh nghiệm thế giới và trong nước, đến đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ cho lực lượng tham gia xây dựng NTM. Từ 84 nhiệm vụ ở giai đoạn II, số đề tài, dự án tham gia nghiên cứu từng nhóm nội dung cộng lại lên tới trên 180 nhiệm vụ, tạo ra 339 sản phẩm mới; đề xuất 160 nhóm chính sách, giải pháp ở nhiều lĩnh vực; hoàn thiện 97 quy trình sản xuất và công nghệ để chuyển giao vào sản xuất; xây dựng được 208 mô hình các loại.

Tiêu biểu có thể kể đến thành quả gặt hái được ở nhóm nội dung nghiên cứu, đề xuất giải pháp KHCN xây dựng NTM. Triển khai nhóm nội dung này, các giải pháp trọng tâm được đề xuất nhằm triển khai hiệu quả công tác thể chế, tổ chức xã hội và văn hóa trong xây dựng NTM gắn với công nghiệp hoá (CNH), đô thị hoá (ĐTH); bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và dịch chuyển lao động trong xây dựng NTM và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng NTM theo hướng bền vững.

Các nhóm giải pháp này thu hút 28 đề tài nghiên cứu chuyên sâu. Các giải pháp được đề xuất nằm chung trong 160 nhóm đề xuất chính sách, hoàn thiện và chuyển giao 97 quy trình sản xuất, công nghệ mới…

Đóng góp tích cực

Có thể khẳng định, kế thừa thành quả của giai đoạn I, Chương trình giai đoạn II tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, được Đảng, Nhà nước tham khảo, sử dụng để ban hành các chủ trương, nghị quyết quan trọng trong phát triển “Tam nông”. T

rong đó, tiêu biểu là kinh nghiệm, các bài học của thế giới về xây dựng NTM; phương thức, luận cứ triển khai và mô hình NTM; luận cứ điều chỉnh các tiêu chí NTM; các yếu tố bền vững trong xây dựng NTM; các chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM; quản lý xã hội nông thôn hiện đại; huy động nguồn đào tạo nguồn nhân lực; phát huy động lực văn hóa, di sản dân tộc; lồng nghép biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái; xây dựng hạ tầng thiết yếu ở nông thôn...

  Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào trồng trọt góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản

Đồng thời, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng NTM; thúc đẩy tái cơ cấu ngành, tăng trưởng nông nghiệp, thực hiện các tiêu chí NTM và đóng góp vào công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ cho các đối tượng tham gia xây dựng NTM.

Được biết, giai đoạn 2021-2025, để chương trình triển khai hiệu quả, các đề tài, dự án thực hiện phải bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16-6-2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII và các Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng của Bộ Chính trị theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; các nội dung, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 2-8-2022 nhằm góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình MTQG xây dựng NTM và 6 chương trình chuyên đề đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2025, theo hướng phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hoá, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của người dân.

  Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào trồng trọt góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản

Các đề tài, dự án được triển khai phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, trực tiếp giải quyết những vấn đề cấp thiết gắn với tính đặc thù, phù hợp với điều kiện của các địa phương, huy động sự tham gia của các bộ, ngành TW; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng, người dân tham gia thực hiện. Trong đó, chú trọng triển khai các mô hình, dự án có tính mới, khả năng ứng dụng và tính lan tỏa cao, phù hợp để phát triển, nhân rộng; ưu tiên các mô hình, dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, thân thiện với môi trường...

Khánh Chi

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông