Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022: Quyết tâm đưa Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị đi vào thực tiễn cuộc sống

17:11 30/11/2022

Sáng 30-11, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022 phổ biến Nghị quyết số 148/NQ –CP ngày 11-11-2022 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24-1-2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và lãnh đạo các bộ ngành liên quan dự. Tại Hải Phòng, đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì. Đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố và lãnh đạo các sở, ngành, UBND quận, huyện cùng dự.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu kết luận, chỉ đạo hội nghị 

Ngày 11-11-2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 148/NQ –CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội nghị này tổ chức có ý nghĩa quan trọng nhằm phổ biến các nội dụng của Nghị quyết 148/NQ-CP; đồng thời quán triệt, triển khai thực hiện đến các Bộ, ngành liên quan ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Theo đó, Chương trình hành động của Chính phủ đề ra các mục tiêu phấn đấu về tỷ lệ đô thị hóa, số đô thị, tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng, hạ tầng mạng băng rộng… cho từng giai đoạn.

Đồng thời đề ra các nhiệm vụ chủ yếu, tập trung vào 5 nhóm: 1 - Thống nhất nhận thức, hành động về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam. 2 - Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát trển đô thị bền vững. 3 - đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu. 4- Xây dựng các nhiệm vụ, đề án chuyên ngành. 5- Xây dựng các cơ chế chính sách, văn hóa quy phạm pháp luật.

Về tổ chức thực hiện, Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành TW trong thực hiện Chương trình hành động. Trong đó, Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối phối hợp các bộ ngành TW và địa phương, tổng hợp đề xuất, xây dựng chương trình Quốc gia về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị và phát triển đô thị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhu cầu cần để TW hỗ trợ để hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu về phát triển đô thị đề ra tại Nghị quyết số 06-NQ/TW.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng tổng mức và cân đối vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, quán triệt sâu sắc nội dung, chủ động nồng ghép các quan điểm chỉ đạo, các nghiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 06-NQ/TW và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động của Chính phủ trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình có liên quan để tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết số 06-NQ/TW.

Tại hội nghị Ban kinh tế Trung ương, lãnh đạo bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh, thành: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh đã báo cáo về phát triển đô thị, hạ tầng giao thông, tạo ra liên kết đồng bộ giữa các trung tâm đô thị, rút ngắn khoảng cách phát triển quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát trên không gian giữa đô thị và nông thôn.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao công tác chuẩn bị hội nghị chu đáo, thấu đáo và trách nhiệm của Bộ Xây dựng phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương; chất lượng báo cáo, đóng góp, trách nhiệm, khách quan, tâm huyết thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về quản lý, phát triển đô thị; kiến nghị, giải pháp đề xuất rất sâu sát, trung thực với tình hình thực tế với những việc đã làm được, chưa làm được, góp phần thành công hội nghị, đặc biệt là tăng cường nhận thức phát triển đô thị nhanh nhưng phải bền vững.

Đặc biệt, tại hội nghị thể hiện quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương trong việc đưa Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đi vào thực tiễn cuộc sống. Thủ tướng giao Bộ Xây dựng phối hợp với Ban Kinh tế trung ương tiếp thu các nội dung đóng góp và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện thêm Chương trình trình hành động của Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh nhận thức vị trí, vai trò, tiềm năng của đô thị một cách đúng tầm từ đó có hành động phù hợp, hiệu quả về phát triển đô thị là động lực phát triển nền kinh tế, góp phần xây dựng kinh tế độc lập tự chủ, tích cực hội nhập hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ lưu ý, đô thị hóa là tất yếu khách quan của thế giới vì lẽ trên thế giới đô thị đóng góp trung trinh trên 80% GDP; trong đó ở Việt Nam đô thị đóng góp gần 70% GDP. Với 5 thành phố trực thuộc trung ương chiếm 2,9% về diện tích, dân số chiếm khoảng 22%, nhưng năm 2020 các thành phố đóng góp đến 46,8% GDP của cả nước. Việc phát triển đô thị đúng hướng, theo quy hoạch, bài bản sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Do đó Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, quán triệt sâu sắc nội dung, chủ động nồng ghép các quan điểm chỉ đạo, các nghiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 06-NQ/TW và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động của Chính phủ trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình có liên quan để tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết số 06-NQ/TW.

Đoàn Lanh  

  

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông