Khi công chức... đi cai

16:45 14/08/2010

Những câu chuyện về ma tuý, nghiện ma tuý, cai nghiện ma tuý... tựuchung có liên quan đến ma tuý, hiện diện trên các mặt báo làm dư luậnthường buông lời “thời của vấn nạn ma tuý mà”. Thậm chí cả những côngchức nhà nước, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang... thiếu bản lĩnh cũngmắc nghiện như chơi.
Những câu chuyện về ma tuý, nghiện ma tuý, cai nghiện ma tuý... tựuchung có liên quan đến ma tuý, hiện diện trên các mặt báo làm dư luậnthường buông lời “thời của vấn nạn ma tuý mà”. Thậm chí cả những côngchức nhà nước, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang... thiếu bản lĩnh cũngmắc nghiện như chơi.

Bác sĩ chăm sóc học viên cai nghiện
Bác sĩ chăm sóc học viên cai nghiện

Chuyện khó tin... có thật

Trong số khoảng 2.000 hồ sơ đã đến Trung tâm Thái Thịnh Đường cai nghiện từ năm 1989 mà lương y Nguyễn Hữu Cường đưa cho chúng tôi tham khảo, làm chúng tôi thật sự bất ngờ. Bất ngờ bởi không ít trong số họ thuộc diện công chức nhà nước hoặc thành phần có lòng tự trọng và không muốn làm “nhoà” đi gia phong của mình. Và cũng bởi họ nhận thức rành mạch: không cai ma tuý thì coi như tương lai họ vứt bỏ luôn. Lương y Nguyễn Hữu Cường còn bảo: “Tôi được thừa kế gia sản “môn” thuốc cai nghiện của bố tôi (lương y Nguyễn Hữu Kiên - 77 tuổi) cả đời ông chỉ biết cứu vớt người lương thiện. Từ một cơ sở tại gia, do nhiều người cai nghiện thành công đã hối thúc trung tâm mở thêm 3 cơ sở nữa (2 ở Thái Bình và 1 ở Thái Nguyên), chủ yếu đón những người có quyết định trở lại cuộc đời không ma tuý. Trung tâm không hề quảng cáo, họ đến đây cai thành công lại mách bảo người khác và cứ thế người ta kéo nhau đến đây xin được giúp đỡ. Các cơ sở bây giờ thường không đủ giường cho bệnh nhân, nên cứ phải chờ đợi...”.

Chẳng giới thiệu nhiều, lương y Nguyễn Hữu Cường dẫn chúng tôi xuống khu cai nghiện. Ngôi nhà 2 tầng nằm trên khuôn viên rộng cả ngàn mét vuông, thoáng đãng và khá nhiều cây xanh các loại. Phòng ở của các “bệnh nhân” tiện nghi đầy đủ, tạo sự gần gũi như ở nhà mình. Bước vào khu cai nghiện có cảm giác đang đến một nơi nghỉ dưỡng nào đó. Bất chợt lương y Cường chỉ vào 1 nam giới chạc tuổi ngoài 30 và bảo “Trần Trọng D. đó, cậu ấy người Hà Nội, xuống đây chữa bệnh được gần 1 tháng. Tuần vừa rồi thấy khoẻ khoắn, ngứa nghề lái xe cứ đòi xuống bảo dưỡng chiếc xe cho đứa em trai tôi...”. Bây giờ chúng tôi lại thấy lạ, người nghiện ma tuý mà trông bề ngoài vẫn giữ được phong thái bình thản, tự tin, chẳng khác mấy người đang làm việc ở cơ quan. Nghe lương y Cường gọi, Trần Trọng D. đến ngay. Chúng tôi nói thật với D. mình là PV đến tham quan Trung tâm Thái Thịnh Đường, nhưng D. vẫn cười vui vẻ.

- Chẳng sao cả, chúng ta cứ nói chuyện đi. Công chức như em “bập” vào ma tuý cũng không ít đâu. Ai có bản lĩnh cai được thì tốt cho mình. Các anh có viết lên báo cũng vậy thôi, người nào có lỗi biết sửa lỗi là được... - Trần Trọng D. nói một cách không hề dè dặt.

- Thế thì tốt rồi, chúng tôi chỉ muốn tâm tình với D. thôi mà. D. “vấp” vào ma tuý đã lâu chưa? Cơ quan có biết không? Ai giới thiệu đến đây cai?...

Trước thái độ cũng rất chân tình của chúng tôi, D. nói về mình khá tỉ mỉ. D. là con trai duy nhất trong một gia đình có 2 chị em. Bố mẹ đều là công chức Nhà nước và bố giữ trọng trách lãnh đạo cấp cục của một bộ lớn ở Hà Nội. Năm 1995, D. tốt nghiệp đại học ngoại thương rồi vào công tác trong thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, D. cưới vợ là một cô gái cùng học đại học, đang công tác ở Hà Nội. Năm 2000, hai vợ chồng sinh con và gia đình mong muốn D. ra Hà Nội sống êm ấm. Thế là D. xin nghỉ việc ở thành phố Hồ Chí Minh và ra Hà Nội sống gần vợ con. Vợ D. công tác ngành bưu điện và có quen biết một vị lãnh đạo cấp cao của bộ nọ nên xin cho chồng vào làm việc tại văn phòng bộ dù trái với ngành học. Hai năm sau, D. học cả nghề lái xe và được ưu ái đi với lãnh đạo.



Tập dưỡng sinh cắt cơn


“Sự kiện” lớn nhất trong cuộc đời D. là vợ không chịu nổi sự vắng nhà liên miên và D. vấp nghiện ma tuý lúc nào không hay. Họ đã ly dị. Buồn và áp lực sống quá nặng nề, D. bỏ cơ quan và gia đình vào miền Nam, rồi xuống Vũng tàu xin việc làm. Một người bạn rất thân khuyên D. quay ra Thái Thịnh Đường cai nghiện và sẽ giúp đỡ “khởi nghiệp” lại từ đầu khi còn chưa muộn. D. thấy có lý và đã nếm trải ê trề khốn khổ khi dây vào ma tuý, nên đến đây cai nghiện. Lẽ ra thì D. đã vào Vũng Tàu rồi, nhưng muốn chắc ăn, D. nhờ lương y Cường cho ở lại Trung tâm để có thời gian giao tiếp và “thử” cảm giác nhớ ma tuý như thế nào. Thôi thì bây giờ tạm thời không còn làm công chức nữa, nhưng nếu bỏ hẳn ma tuý thì cơ hội còn nhiều.

Được tiếp xúc với Trần Trọng D., những gì chúng tôi muốn biết đều được D. bộc bạch hết. Có điều câu chuyện của D. thật khó tin vì anh đã từng là công chức Nhà nước, sông trong gia đình rất cơ bản, nếu không muốn nói hạnh phúc của D. nhiều người độ tuổi ấy thèm muốn. Tại sao D. lại để tuột mất? Chung quy chỉ do nghiện ma tuý làm cuộc đời D. “đứt gánh”. Điều đó dù khó tin đến mấy cũng là sự thật. Trần Trọng D. kết thúc câu chuyện với chúng tôi rồi lễ phép xin trở lại khu điều trị. Lương y Cường nói với D. gọi dùm Nguyễn Đức T. xuống để “kiểm tra lại bệnh”. Chả là T. mới vào đây một tuần, vừa trải qua giai đoạn đầu uống thuốc cắt cơn. Hai ngày hôm nay T. đã tỉnh và tự lo được mọi sinh hoạt cá nhân. Trong lúc chúng tôi đang tìm hiểu "trích ngang" của T. qua bản hợp đồng chữa bệnh thì T. xuất hiện. Dáng dong dỏng cao, người hơi gầy, nước da có phần xanh xao, nhưng Nguyễn Đức T. vẫn tỏ ra nhanh nhẹn. Vài ba lời thuyết phục, T. rất cởi mở với chúng tôi. Sinh năm 1984, T. nhìn chúng tôi đã cao tuổi nên xưng hô là cháu:

- Cháu nguyên là chiến sỹ bộ đội biên phòng Hải Phòng, nhập ngũ từ năm 2003 và đã từng ở vị trí công tác khá đặc thù. Có đến đôi ba năm cháu ít khi ở đất liền vì thường lênh đênh ngoài biển để làm nhiệm vụ ngăn chặn buôn lậu. “Ma xui” thế nào thử rồi thành thật, cháu đâm ra nghiện ma tuý. Đã nghiện rồi, lên bờ không “chơi” không chịu được. Cho đến năm ngoái, cháu cưới vợ, bấy giờ vợ cháu đang mang bầu và phát hiện ra cháu đã nghiện ma tuý. Cả gia đình hai bên ra điều kiện nếu không đi cai thì sẽ bỏ mặc luôn. Có người giới thiệu Trung tâm Thái Thịnh Đường cai nghiện tốt, bố mẹ cháu đưa cháu đến đây.

Đang nói chuyện thì có hai người đi xe máy trạc tuổi 50 vào khu vực điều trị. Nhận ra bố mẹ mình, T. giới thiệu luôn:

- Bố mẹ cháu đấy, chắc là mang mấy thứ đồ sinh hoạt thêm cho cháu và đến xem sức khoẻ của cháu ra sao trong giai đoạn cắt cơn. Thấy T. giới thiệu và có lương y Nguyễn Đức Cường ngồi đó, nên bố mẹ của T. cũng tiếp chuyện chúng tôi khá thoải mái. Biết chúng tôi là phóng viên, lúc đầu bố T. tỏ ra e ngại. Sau rồi ông cũng không giấu diếm điều gì. Bố mẹ của T. kể luôn về con mình và cho rằng: Những tưởng nó ở lực lượng vũ trang thì làm sao lại nghiện ma tuý. Chỉ sau khi T. cưới vợ, vợ chồng gần gũi mới phát hiện nó nghiện. Gia đình phát hoảng, động viên nó đi cai. Thú thật, phải đến tận đơn vị xin cho nó nghỉ phép với lý do có việc gia đình. Mấy tuần nay, gia đình chúng tôi buồn lắm vì chỉ có mỗi T. là con trai duy nhất, nó mắc nghiện nhất định sẽ gây hệ luỵ lớn cho mọi người, nó cai chỗ lương y Cường thành công thì coi như cứu được cả danh dự nó và gia đình tôi...

Nói ra những lời như vậy, chúng tôi hiểu bố mẹ Nguyễn Đức T. đau khổ lắm. Họ còn bảo: “T. nghiện ma tuý là chuyện khó tin... song rốt cuộc lại là sự thật. Đau nhất, T. vốn là một thanh niên vùng nông thôn hiền lành, thật thà, thế mà... Không biết, nó có bản lĩnh cai nghiện được không, nếu không thì mất hết”. Vì đã muộn, chúng tôi xin phép rời Thái Thịnh Đường và hẹn gặp lại ở một cơ sở trên đất Thái Bình, Thái Nguyên để hiểu thêm nỗi day dứt của những công chức đi cai...

(Còn nữa)


VIỆT HÀ


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích