Kỳ 3: Trại phong Văn Môn - Ngày ấy, bây giờ

17:41 15/01/2010

Trước kia, khi nhắc đến 4 từ “trại phong Văn Môn”, người ta thường hìnhdung ra đó là nơi cư ngụ cuối cùng của những người xấu số và mang theochết chóc, bệnh tật cho xã hội.
Trước kia, khi nhắc đến 4 từ “trại phong Văn Môn”, người ta thường hìnhdung ra đó là nơi cư ngụ cuối cùng của những người xấu số và mang theochết chóc, bệnh tật cho xã hội.

Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo tại BV phong Văn Môn
Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo tại BV phong Văn Môn


Giờ đây, nhờ sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước, thế hệ những y bác sĩ năm xưa được biểu dương, người bệnh phần đông được chữa khỏi về đoàn tụ cùng gia đình. Một số người ở lại xây dựng quê hương thứ 2, con cháu của họ đã đóng góp một phần công sức vào xây dựng đất nước. Đến nay, Văn Môn luôn nhận được sự ủng hộ và quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Quá khứ

Được thành lập năm 1900, Bệnh viện Phong Da liễu Văn Môn (Thái Bình) tiền thân là khu điều trị phong Văn Môn (thuộc xã Vũ Vân, Vũ Thư, Thái Bình ngày nay). Ngày 31-12-1912, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định mở rộng thành trại phong khu vực. Ngày 8-3-1913, Hội đồng bảo trợ xứ Bắc Kỳ đồng ý chấp thuận. Từ đó, trại phong Văn Môn được mở rộng để tiếp nhận bệnh nhân phong ở các tỉnh phía bắc của Việt Nam. Kể từ năm 1901 đến năm 1944, số lượng bệnh nhân điều trị trong trại lên tới 7000, tập trung ở 21 tỉnh, thành khu vực phía bắc.

Theo tài liệu của Thư viện Quốc gia, trước năm 1931, số lượng bệnh nhân điều trị trung bình hàng năm là 935 người. Giai đoạn từ năm 1932 đến năm 1945, số bệnh nhân tăng trung bình 2000 người. Ở thời kỳ này, bệnh phong được coi là bệnh kinh hoàng nhất (thuộc nhóm tứ chứng nan y). Ông Thiện nhớ lại: “Ngày đó, trại phong như trại tị nạn, tình trạng chết đói, chết do dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Trong 2 năm 1944-1945, số lượng bệnh nhân trong trại chỉ còn 2000 người”.  
Tháng 10-1960, trại được đổi tên là Khu điều trị bệnh phong Văn Môn trực thuộc Bộ Y tế. Tháng 10-1979, Bộ Y tế đã chuyển giao cho tỉnh Thái Bình quản lý và dưới sự quản lý trực tiếp của Ty Y tế Thái Bình. Ngày 6-10-2003, theo quyết định số 379/2003/QĐ-UB đổi tên từ Khu điều trị phong Văn Môn thành Bệnh viện Phong Da liễu Văn Môn, trực thuộc Sở Y tế Thái Bình.

Hơn một thế kỷ, khu điều trị Văn Môn đã tiếp nhận, quản lý chữa trị cho hơn 17.000 bệnh nhân thuộc 6 dân tộc anh em, chủ yếu ở các tỉnh khu vực phía Bắc nước ta.

Hiện tại

Hiện tại, Bệnh viện Phong Da liễu Văn Môn có diện tích hơn 65 ha, với tổng cộng 4 khu gồm: khu điều hành, khu bệnh nhân phong nội trú, khu trung tâm kỹ thuật, khu làng phong. Số lượng bệnh nhân hiện điều trị trong Bệnh viện là 501 bệnh nhân, chủ yếu là người tàn tật, sống độc thân, không còn khả năng lao động và được Nhà nước nuôi dưỡng. Trong đó có 251 bệnh nhân nặng mù loà, liệt cả người không đi lại được. 

Bệnh viện đã thanh toán xong bệnh phong. Nhưng không ít bệnh nhân thuộc thế hệ thứ nhất bị biến chứng, phải cắt bỏ chân, tay thậm chí nửa phần thân thê. Họ có độ tuổi trên 50, được nhận tiền trợ cấp hàng tháng từ 40-130 nghìn và 13 cân gạo/tháng. Thế hệ này, mặc dù không còn khả năng lao động nhưng vẫn luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc. Hàng ngày vẫn cùng con cháu tích cực học tập, lao động san xuất làm giàu chính đáng trên quê hương mới. Tiêu biểu là ông Đạm - Chủ tịch Hội đồng bệnh nhân luôn chăm lo đời sống bệnh nhân.

Hiện nay số lượng bệnh nhân vào điều trị giảm, bệnh viện đã mở rộng thành bệnh viện đa khoa, khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức từ thiện xã hội trong nước và quốc tế. Bệnh viện đã nâng cấp 5000m2 nhà ở và phòng làm việc cho y bác sĩ và bệnh nhân. Toàn bộ tuyến đường dẫn vào bệnh viện và các hộ gia đình bệnh nhân được bê tông hóa. Hàng chục ngàn m2 đầm hồ được cải tạo nuôi cá và cho thu hoạch hàng chục tấn một năm.

Ngoài chăm lo đời sống vật chất cho người bệnh, bệnh viện đã thành lập Hội thơ, hội đồng hương, hội phụ nữ… cho những bệnh nhân tham gia. Con cháu của bệnh nhân phong đã trưởng thành, có người là bác sĩ, giáo viên, nhà báo, kỹ sư. Có trường hợp con cháu người bệnh đi thi sắc đẹp đoạt danh hiệu á hậu quốc gia. Với những đóng góp trên, năm 2000, Bệnh viện đã vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý mà Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Cùng với đó, bệnh viện còn nhận được nhiều Bằng khen của Bộ Y tế và UBND tỉnh trao tặng. Đặc biệt, Bác sĩ Hà Văn Luận - nguyên giám đốc bệnh viện được Nhà nước tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc và Huân chương Lao động hạng 3.  

Tương lai  

Nhiệm vụ phấn đấu mà lãnh đạo bệnh viện đặt ra trong năm 2010 và những năm trước mắt là nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên khoa, chuyên sâu về ngoại ngữ; xây dựng thành công nhà tình thương bao gồm: xưởng mộc, gò hàn, cơ khí, giày dép, thêu ren, thủ công mỹ nghệ; xây dựng thành công làng sinh thái Văn Môn; ứng dụng tin học vào quản lý bệnh viện; xây dựng làng phong trở thành làng văn hoá sức khoẻ; khai thác sức mạnh nội lực cùng sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, để nâng cao tuổi thọ và sức khoẻ tinh thần cho người bệnh.


TRUNG KIÊN


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông