09:24 10/03/2025 Tổng thống Macron muốn mở rộng vai trò răn đe hạt nhân của Pháp để bảo vệ toàn bộ châu Âu. Tuy nhiên, với kho vũ khí khiêm tốn hơn Nga và chi phí duy trì khổng lồ, liệu Pháp có thực sự đảm đương được trọng trách này?
Theo trang tin quốc phòng en.defence-ua.com (Ukraine) ngày 8/3, Tổng thống Emmanuel Macron đã đề xuất rằng lực lượng hạt nhân của Pháp nên trở thành lực lượng răn đe để bảo vệ châu Âu. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu chiếc ô hạt nhân của Pháp có đủ khả năng bảo vệ toàn bộ lục địa hay không?
Lực lượng hạt nhân của Pháp hiện tại khiêm tốn hơn so với thời Chiến tranh Lạnh. Kho vũ khí hạt nhân của Pháp có tổng cộng 240 đầu đạn TN75 (có sức công phá 110 kiloton) và TNO (100 kt), cùng với 54 đầu đạn TNA khác có sức công phá 100–300 kt.
Các loại TN75 và TNO được nạp vào tên lửa đạn đạo M51 trên bốn tàu ngầm hạt nhân lớp Le Triomphant, mỗi tàu có thể mang tới 16 tên lửa. Một tên lửa chứa sáu đầu đạn, tùy chọn có thể lên tới mười đầu đạn.
Tàu ngầm hạt nhân của Pháp. Ảnh: RT
Đối với TNA, chúng được lắp bên trong tên lửa siêu thanh ASMP-A có tầm bắn 500–600 km khiến chúng trở thành vũ khí hạt nhân chiến thuật. Chỉ một số ít máy bay có thể mang những tên lửa này: một số nguồn tin cho biết đó là 20 máy bay chiến đấu Rafale B chuyên dụng, trong khi những nguồn khác lại khẳng định vũ khí này được tích hợp với 40 máy bay Rafale trong lực lượng Không quân và 10 máy bay Rafale MF3 chuyên dụng trên tàu sân bay trong lực lượng Hải quân.
Như vậy, hiện chiếc ô hạt nhân của Pháp quá nhỏ so với số đầu đạn hạt nhân mà Liên bang Nga có. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tính tới năm 2024, Nga sở hữu 1.710 đầu đạn hạt nhân đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, số lượng đầu đạn sẵn sàng chuyển trạng thái chiến đấu của Nga có thể lên tới 5.500 đầu đạn.
Việc mở rộng tầm bảo vệ hạt nhân của Pháp ra toàn bộ châu Âu, đặc biệt là cả với Ukraine, sẽ là một thách thức lớn. Hơn nữa, việc bảo dưỡng vũ khí hạt nhân của Pháp cũng tốn rất nhiều tiền, với 6,6 tỷ euro được chi tiêu vào năm 2024.
Dù vậy, sự hiện diện của vũ khí hạt nhân với bất kỳ số lượng nào cũng có thể được coi là một biện pháp răn đe và đó chính là điều mà Paris đang mong đợi.
Theo TTXVN
Chuyên mục Luật Thanh tra năm 2022 Quy định về việc Kiểm kê tài sản
Khẩn trương điều tra, làm rõ vụ trộm cắp dây cáp điện tại xã Tiền Phong
Công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án hình sự và khuyến cáo với người sử dụng
Giúp học sinh, sinh viên trang bị kiến thức để đấu tranh với tệ nạn ma túy
Rèn kỹ năng, luyện bản lĩnh khi tham gia thực hành phòng cháy, chữa cháy
Công an xã Tân Minh (huyện Tiên Lãng): Bắt tại trận đối tượng cướp tài sản ở cửa hàng Winmart
Lan tỏa tình yêu biển đảo, hình ảnh người chiến sĩ Cảnh sát biển đến với thiếu nhi thành phố Cảng
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính trên địa bàn Hải Phòng