16:16 11/06/2021 Sáng 10-6, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thuỷ sản năm 2021 tại 28 tỉnh/thành phố ven biển. Đồng chí Phùng Đức Tiến – Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT, Trần Đình Luân, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuỷ sản, dự, chỉ đạo hội nghị điểm cầu Hà Nội. Tại điểm cầu Hải Phòng có lãnh đạo Sở NN&PTNT cùng Chi Cục Trưởng Chi cục Thuỷ sản, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá, bến cá, đại diện Hiệp hội, Doanh nghiệp, ngư dân tiêu biểu tham dự hội nghị.
Năm 2020, trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid – 19, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thuỷ sản đã bám sát tình hình sản xuất thuỷ sản của các địa phương, kịp thời chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm soát tàu cá tại Cảng, đảm bảo công tác phòng chống dịch và không để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Nhờ đó, các chỉ tiêu về tăng trưởng, tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản và tổng sản lượng thuỷ sản năm 2020 của cả nước vẫn tăng so với năm 2019.
Cụ thể, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 3,85 triệu tấn, tăng 2,06% so với năm 2019. Quý I năm nay, đạt 817,5 nghìn tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. Tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2020 đạt 3,05% so với năm 2019; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm khai thác tăng 3,12%; nhận thức của ngư dân về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ngày càng được nâng cao.
Ngành thuỷ sản tiếp tục chủ động, thích ứng với thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại, duy trì phát triển thị trường truyền thống, tìm kiếm mở rộng thị trường mới, xây dựng vị trí các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam, đặc biệt là chú trọng thị trường tiêu thụ trong nước…
Tại Hải Phòng, những năm gần đây sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản luôn tăng. Riêng năm 2020, sản lượng khai thác đạt 109.600 tấn, tăng 10,09% so với năm 2019; 5 tháng đầu năm 2021 đạt trên 47.514 tấn. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2020 đạt 71.708 tấn, tăng 3,76%; 5 tháng đầu năm 2021 đạt 30.552,3 tấn, tăng 1,23% so với cùng kỳ 2020.
Trên địa bàn thành phố hiện có 50 cơ sở chế biến thuỷ sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận ATTP; 74 kho lạnh chuyên bảo quản nông sản, thuỷ sản, công suất từ 10 đến 5.700 tấn. Hoạt động xuất, nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản trên địa bàn thành phố cơ bản diễn ra bình thường tuy quy trình, thủ tục có mất nhiều thời gian hơn do ảnh hưởng của dịch Covid – 19.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì thực tế khai thác, chế biến, tiêu thụ thuỷ sản của cả nước vẫn bộ lộ những khó khăn, tồn tại nhất định.
Để đạt được mục tiêu năm 2021, tổng sản lượng thuỷ sản đạt khoảng 8,5 triệu tấn, tăng 1,1% so với năm 2020; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 8,6 tỷ USD, tăng 2,6%.
Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 3,0 đến 4,0%/năm; tổng sản lượng thuỷ sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; kim gạch xuất khẩu đạt 14 đến 16 tỷ USD; giải quyết việc làm cho 3,5 triệu lao động…
Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ những cách làm hay, hiệu quả, bàn, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thuỷ sản.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT - Phùng Đức Tiến yêu cầu các đơn vị, địa phương cần triển khai hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ Trưởng giao Tổng Cục Thuỷ sản chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương theo dõi, giám sát, quản lý, hỗ trợ ngư dân yên tâm khai thác trên biển; bám sát chiếm lược phát triển thuỷ sản, chủ động xây dựng các chương trình, đề án phát triển thuỷ sản; tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vung lộng, ven bờ, khai thác thuỷ sản nội địa hợp ý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thuỷ sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí; tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định để tháo gỡ thẻ vàng của EU đối với thuỷ sản của Việt Nam; xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tỉnh huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản; tăng cường rà soát, đánh giá lại tổn thất sau thu hoạch; quản lý chặt chẽ lượng tàu cá ra vào Cảng.
Các địa phương cần triển khai nghiêm túc, hiệu quả chiếm lược phát triển thuỷ sản của từng tỉnh/thành. Lãnh đạo UBND các tỉnh/thành cần quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực thuỷ sản, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp, duy tu sửa chữa các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định.
Thứ Trưởng cũng giao Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức các diễn đoàn doanh nghiệp trong, ngoài nước; giới thiệu, quảng bá sản phẩm thuỷ sản khai thác; tăng cường dự báo, tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ Trưởng giao Viên Nghiên cứu Hải sản thực hiện điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng thể nguồn lợi thuỷ sản ở vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật Thuỷ sản; đặc biệt là vùng ven bờ, vùng nước sâu.
Sở NN&PTNT các địa phương tiếp tục tuyên truyền Luật Thuỷ sản 2017, các văn bản hướng dẫn Luật; chỉ đạo Ban Quản lý Cảng cá, Văn phòng Thanh tra tại Cảng kiểm soát chặt chẽ tàu cá khi bốc dỡ sản phẩm. Phối hợp với lực lượng Biên phòng không cho tàu cá ra khơi khi chưa trang bị thiết bị giám sát hành trình, chưa đánh dấu tàu cá theo quy định.
Đồng thời tăng cường công tác quản lý tàu cá, ngư trường nguồn lợi trên địa bàn; phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh/thành bố trí vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp các cảng cá, khu neo đậu, tránh trí bão; duy tu, nạo vét luồng các cảng cá, khu neo đậu; ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp lĩnh vực thuỷ sản phát triển để có sản phẩm thuỷ sản sạch, chất lượng, có thương hiệu phục vụ ngay tại địa phương, trong nước và xuất khẩu…
KC
07:41 23/11/2024
22:01 22/11/2024