16:22 09/05/2018 Hiện dứa đang vào thời điểm chính vụ. Dứa không chỉ được dùng làm thức uống, thực phẩm giải nhiệt ngày nóng nực rất tốt mà còn được sử dụng trong chế biến các món ăn. Tuy nhiên, khi ăn dứa các bạn cũng cần lưu ý những điểm sau đây.
Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả dứa là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây ngộ độc cho người ăn. Thực tế, có không ít người bị ngộ độc, nặng là tử vong vì dứa. Để đề phòng tai biến, nên ăn dứa tươi, còn nguyên, không dập nát.
Ăn dứa chưa chín hoặc uống nước ép dứa chưa chín không tốt. Lúc này, dứa có thể gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa còn có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.
Để ăn dứa an toàn, có hiệu quả đối với sức khỏe người dùng, nên chọn mua dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát. Gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa. Nếu ăn dứa trực tiếp (ăn sống) thì cần miếng rồi ngâm vào nước muối nhạt chừng 10 phút để loại bỏ nấm độc, đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi. Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu vì khi xào nấu dưới tác động của nhiệt khả năng gây dị ứng của dứa không còn nữa.
Ngoài ra không nên ăn dứa khi đói. Các tài liệu y khoa cũng khuyên người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
Ngọc Oanh (tổng hợp)
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Phát hiện 10 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn trưa ngày 24/11 tại huyện Tiên Lãng
Công an quận Hồng Bàng phối hợp kiểm tra, xử lý 9 trường hợp vi phạm nồng độ cồn