Nô nức ngày Tết ông Công, ông Táo

12:42 02/02/2024

Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, mỗi người dân lại náo nức chuẩn bị đồ lễ cúng tiễn ông Táo về trời. Trên địa bàn thành phố, thị trường các mặt hàng phục vụ cho Tết ông Táo đang diễn ra rất sôi động.
 Tại các chợ, cửa hàng bày bán đa dạng các mặt hàng phục vụ ngày Tết ông Công, ông Táo

Vào những ngày này, tại các chợ, cửa hàng bày bán đa dạng các mặt hàng phục vụ ngày Tết ông Công, ông Táo. Trong đó, các mặt hàng như: Bộ đồ mã ông Công, ông Táo; hoa, quả, cau, trầu… được đông đảo người dân chọn lựa.

Năm nay, Bộ đồ mã ông Công, ông Táo có nhiều mẫu mã, kích thước với các mức giá dao động từ 120.000 đồng – 200.000 đồng/ bộ. Trong khi đó, thị trường hoa, quả cũng phong phú và có tăng giá đôi chút so với ngày thường.

Năm nay, bộ đồ hàng mã cúng ông Công, ông Táo có nhiều mẫu mã, kích thước với các mức giá dao động từ 120.000 đồng – 200.000 đồng/ bộ

Cùng với đó, cá chép là thứ không thể thiếu để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Tại các khu chợ truyền thống như chợ Vĩnh Khê, chợ An Đồng (An Đồng, An Dương), chợ An Dương… có rất đông người bán và người mua cá chép với mức giá 25.000 đồng/ 3 con cá chép loại nhỏ; loại vừa là 40.000 đồng và loại to là 70.000 đồng.

Vật phẩm được người dân lựa chọn cúng ông Công, ông Táo

Nhiều tiệm bán xôi, bánh chưng di động cũng nở rộ trên địa bàn thành phố vào sáng ngày 23 tháng Chạp với mức giá khoảng 30.000 đồng/đĩa; bánh chưng khoảng 50.000 đồng – 60.000 đồng/ chiếc. Bên cạnh xôi đĩa thông thường, người bán còn tạo khuôn xôi gấc thành hình cá chép độc đáo và đẹp mắt.

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, vào ngày này, mỗi người dân đều thành kính chuẩn bị mâm cơm cúng, cá chép, hương hoa làm lễ

Theo quan niệm của người Việt, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc. Đây đều là những vị thần định đoạt cát, hung, phước đức cho gia chủ.

Vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công, ông Táo lên chầu trời báo cáo việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm đó.

Việc thả cá chép ngoài ý nghĩa đưa ông Táo lên chầu Thiên đình, còn gắn với quan niệm “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” biểu trưng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công.

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn nên hằng năm, vào ngày này, mỗi người dân đều thành kính chuẩn bị mâm cơm cúng, cá chép, hương hoa làm lễ. Phần lớn các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cúng, khi làm lễ xong đem ra sông, hồ để thả.

Việc thả cá chép ngoài ý nghĩa đưa ông Táo lên chầu Thiên đình, còn gắn với quan niệm “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” biểu trưng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công.

NHÓM PV

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích