Phải phát triển bền vững kinh tế biển Hải Phòng

16:58 23/03/2009

Chuẩn bị kỳ họp thứ 15 chuyên đề chiến lược biển Hải Phòng, trong cácngày 19 và 20-3, Thường trực HĐND TP đã làm việc với Tổng Cty CNTT NamTriệu, Trường trung cấp nghề thủy sản và xã An Lư, huyện Thủy Nguyên. 

Đóng tàu là ngành công nghiệp thế mạnh của Hải Phòng
Đóng tàu là ngành công nghiệp thế mạnh của Hải Phòng

Hiện nay tổng số lao động của Tổng Cty CNTT Nam Triệu là 14.417 người, năm 2008 giá trị tổng sản lượng thực hiện là 4.484 tỷ đồng, doanh thu đạt 3.683 tỷ đồng. Năm 2009, Tổng Cty phấn đấu hoàn thành kế hoạch SXKD với giá trị tổng sản lượng 5.600 tỷ đồng (bằng 124,9% so với 2008), doanh thu đạt 5.200 tỷ đồng (bằng 141,2%), thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/ người/ tháng.

Các sản phẩm chủ yếu của Tổng Cty năm 2009 là tiếp tục đóng mới và hoàn thiện kho nổi chứa xuất dầu FSO5, sê-ri tàu hàng 53.000 tấn, tàu chở container 700 TEU, tàu hàng 56.200 tấn, tàu chở 6.900 ôtô... Lãnh đạo Tổng Cty đã giải đáp các ý kiến đoàn nêu ra tại buổi làm việc như: sự phát triển cần thiết của ngành đóng tàu, tiềm năng và định hướng phát triển đóng tàu ở Hải Phòng, tỷ lệ nội địa hóa của ngành đóng tàu, nhu cầu về sử dụng đất của doanh nghiệp, đóng góp ngân sách địa phương của doanh nghiệp...

Đồng thời đề xuất thành phố hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Tổng Cty, đề nghị cấp trên tăng vốn nhất là các khoản vay ưu đãi, có chế độ thuế phù hợp, tạo các điều kiện để phát triển các dự án phục vụ ngành đóng tàu và các ngành phụ trợ được thuận lợi nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa..., xây dựng Tổng Cty CNTT Nam Triệu trở thành Tổng Cty đóng tàu lớn trong Tập đoàn kinh tế Vinashin phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trường trung cấp nghề thủy sản có quy mô đào tạo chính quy 19 nghề thuộc ngành thủy sản và nông nghiệp. Số học sinh tốt nghiệp và có việc làm đạt tỷ lệ 80-85%. Sau khi nghe trường giải đáp một số vấn đề cần làm rõ, đoàn đề nghị nhà trường cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của địa phương, doanh nghiệp, nhất là cần chủ động liên kết với các trường nghề, địa phương, tổ chức xã hội nhằm mở rộng mạng lưới tuyển sinh, thu hút học sinh học nghề, huy động mọi nguồn lực cho công tác đào tạo.

Tại buổi làm việc tại xã An Lư, Phó chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Nghĩa đã đánh giá cao những kết quả về kinh tế - xã hội của xã đã đạt được trong 5 năm qua (2004-2008), trong đó các ngành nghề mũi nhọn như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt sản lượng trên 950 tấn/ năm, đạt 100% kế hoạch; làng nghề vận tải thủy với trên 80 công ty TNHH thường xuyên tạo việc làm cho trên 4.000 lao động có thu nhập ổn định từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Tuy nhiên, để ngành nghề vận tải thủy được phát triển bền vững, UBND xã An Lư cũng đề xuất với Thường trực HĐND TP tạo điều kiện hỗ trợ để các doanh nghiệp của địa phương được tiếp cận vay vốn ưu đãi; có chính sách giãn nợ và kéo dài thời gian vay vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp mua, đóng tàu từ 12-15 năm; tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp vận tải biển có điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hóa đi các tuyến quốc tế.

NHÓM PV


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích