Quận Hồng Bàng: Trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số cơ sở tín ngưỡng

21:26 18/11/2023

Sáng 17-11, tại di tích Đền Hạ (phường Thượng Lý), đồng chí Lê Ngọc Trữ, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Hồng Bàng trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Hạ Lý, ở số 34/52 phố Hùng Duệ Vương, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Hoàng Việt, Trưởng Ban Dân vận Quận ủy; Dương Đức Hoàn, Phó chủ tịch UBND quận Hồng Bàng. 

Bí thư Quận ủy Hồng Bàng Lê Ngọc Trữ dâng hương tưởng niệm tại Di tích Đền Hạ 

Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp, Đền Hạ có diện tích sử dụng hơn 570,8 m2, thuộc đất tín ngưỡng, sử dụng lâu dài. Đền Hạ được xây dựng khoảng giữa thế ký 16, thờ Mẫu Liễu Hạnh, cùng hai vị tướng công Nguyễn Trí Hòa và Nguyễn Công Trứ.

Thời kỳ trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đền Hạ cũng được lựa chọn là cơ sở hội họp bí mật, nuôi giấu cán bộ cách mạng suốt. Tháng 2-1996, Đền Hạ được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia.

 Bí thư Quận ủy Hồng Bàng Lê Ngọc Trữ trao Giấy CNQSD đất cho đại diện BQL Di tích lịch sử Đền Hạ (phường Thượng Lý)

Trước đó, vào ngày 15-11, đồng chí Đỗ Việt Hưng, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hồng Bàng trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với Đình Đống Hương, ở tổ dân phố số 9, phường Quán Toan. Đình Đống Hương có 461,8 m2, giao đất lâu dài. Đình là nơi thờ ngài Phạm Hồng Công thời kỳ Lý Nam Đế (năm 525) và thánh mẫu Hoàng Thị Chính.

Đình được nhân dân địa phương phục dựng cuối thế kỷ 19, đến năm 1946 bị thực dân Pháp phá hủy. Năm 1988 - 1990, nhân dân địa phương phục dựng lại.

Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tín ngưỡng góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với di tích lịch sử, được nhân dân đồng tình, ủng hộ

Ngày 14-11, đồng chí Phạm Văn Đoan, Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cơ sở tín ngưỡng Đình An Lạc, số 898, phố Tôn Đức Thắng (phường Sở Dầu).

Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp, Đình An Lạc có diện tích sử dụng 530 m2, trong đó có 187,6 m2 sử dụng riêng và 342,4 m2 là diện tích sử dụng chung với Chùa An Lạc (Chùa An Lạc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2016). Đình An Lạc được xây dựng từ thời nhà Trần (1226 - 1400); được trùng tu xây dựng lại vào khoảng từ năm 1885 – 1895.

Đây là cơ sở hoạt động của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng và đồng chí Nguyễn Công Hoà, cán bộ Thành uỷ thời kỳ 1936-1939; là địa điểm tập hợp lực lượng giành chính quyền ở huyện lỵ An Dương, trong cách mạng Tháng Tám năm 1945. Năm 1999 UBND thành phố có quyết định xếp hạng Đình An Lạc là di tích lịch sử cách mạng kháng chiến.

THẾ KHOA

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích