Quảng Ninh: Hiệu quả từ siết chặt quản lý tàu du lịch

11:01 31/08/2018

Với nỗ lực cải thiện môi trường, trở thành điểm đến thân thiện, 8 tháng đầu năm 2018, Quảng Ninh đón 9,2 triệu lượt khách du lịchtrong đó khách quốc tế đạt trên 3,2 triệu lượt, tăng 18% so với cùng kỳ, đạt 65% so với kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 16.000 tỷ đồng, tăng 29%, đạt 73% so với kế hoạch năm.

Siết chặt quản lý chất lượng tàu du lịch, đảm bảo an toàn cho du khách là một trong những “chìa khóa vàng” để du lịch Quảng Ninh “hút khách”

Đầu tháng 8-2018, Cảng vụ đường thuỷ nội địa Quảng Ninh đã ra quyết định không cấp phép rời bến và đình chỉ 20 tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, gồm:

tàu Âu Lạc 18 của Công ty TNHH Tuấn Hương; tàu Bài Thơ 17 của bà Nguyễn Thị Thu, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long; tàu Hải Âu 68 của bà Lục Thị Mai, phường Bãi Cháy; tàu Hòa Bình 12 và Hoà Bình 19 của Công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Sơn Tùng; tàu Thành Đạt 18 và Thành Đạt 19 của Công ty TNHH đầu tư dịch vụ du lịch Quyết Thành Đạt; tàu Thanh Phong 10 và Thanh Phong 29 của Công ty TNHH Hậu Thảo tàu Hồng Minh 68 và Hồng Minh 86 của ông Phạm Năng Minh; tàu Violet 02 và Violet 03 của Doanh nghiệp tư nhân Phong Vân; tàu Âu Lạc 08 và Âu Lạc 06 của bà Đào Thị Kiều; tàu Toàn Thắng 12 của ông Bùi Xuân Tình; tàu Đức Long 99 của ông Dương Đức Lợi; tàu Toàn Thắng 16 của bà Nguyễn Thị Lan, tàu Phương Hằng 05 của ông Bùi Thế Tuyến, tàu Hoàng Hải 18 của ông Trần Văn Hạnh cùng có địa chỉ tại phường Bãi Cháy. Nguyên nhân các tàu bị đình chỉ là do chưa lắp đặt hệ thống cảm biến nhiệt để báo cháy tự động cho buồng máy.

Trước đó, vào khoảng tháng 5-2018, UBND TP Hạ Long đã đề nghị Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh tạm đình chỉ hoạt động 4 tàu du lịch của Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và thương mại Nam Bình An để kiểm tra mức độ an toàn và việc tuân thủ các quy định neo đậu tại cảng.

Nguyên do việc đình chỉ khởi nguồn từ sự cố tàu Công Nghĩa 29 QN-6237 thuộc sở hữu của Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và thương mại Nam Bình An là loại tàu du lịch vận tải khách trên vịnh Hạ Long theo hợp đồng thuê theo tiếng (tàu tiếng, không phải tàu lưu trú ngủ đêm trên vịnh Hạ Long) khi đang neo đậu ở Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, bị nước vào khoang máy, rất maytrên tàu không có người, tàu không chìm, mũi tàu gác lên bờ kè...

Được biết, UBND TP Hạ Long hiện đang quản lý 504 tàu du lịch, trong đó có 313 tàu tham quan, 189 tàu lưu trú, 2 tàu nhà hàng. Hiện có 478 tàu và 68 xuồng cao tốc đang hoạt đang hoạt động trên vịnh Hạ Long. Trên vịnh Hạ Long hiện chưa có du thuyền, thuyền buồm được cấp phép hoạt động.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, thời gian qua UBND TP Hạ Long đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quản lý, giám sát chặt chẽ đối với các tàu du lịch.

Chất lượng tàu vận chuyển khách du lịch được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách. Đặc biệt, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đã từng bước nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của chủ tàu, thuyền viên, nhân viên làm việc trên các tàu du lịch... 

Với nỗ lực cải thiện môi trường, trở thành điểm đến thân thiện, 8 tháng đầu năm 2018, Quảng Ninh đón 9,2 triệu lượt khách du lịchtrong đó khách quốc tế đạt trên 3,2 triệu lượt, tăng 18% so với cùng kỳ, đạt 65% so với kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 16.000 tỷ đồng, tăng 29%, đạt 73% so với kế hoạch năm.

Chỉ đạo về công tác quản lý tàu du lịch thời gian tới, đồng chí Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh giao UBND TP Hạ Long chủ trì phối hợp Sở Giao thông - Vận tải cùng các ngành chức năng nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh bổ sung vào Quyết định 998/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao chất lượng và quản lý đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long năm 2020. Trong đó lưu ý, không tăng tàu lưu trú theo đúng chỉ đạo của tỉnh; dần thay thế phương tiện vận chuyển khách tàu gỗ hết niên hạn bằng tàu đóng mới.

Đặc biệt, các phương tiện đóng mới phải đáp ứng yêu cầu chất lượng cao hơn và nâng cao công suất nhằm giảm dần số lượng đầu phương tiện. Trong kế hoạch điều chỉnh phải bổ sung công tác quản lý đối với xuồng, kayak và có kế hoạch, lộ trình cụ thể đưa các du thuyền chất lượng cao vào quản lý; nghiên cứu quy hoạch vị trí bến đỗ và bổ sung thu phí đối với phương tiện du thuyền khi đưa khách trên vịnh.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Ban Quản lý vịnh Hạ Long triển khai thành lập ngay Trung tâm điều hành khách tham quan vịnh Hạ Long tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu; đồng thời, các ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm phương tiện không chấp hành và vi phạm các quy định vận tải trên vịnh.

Cùng với đó, TP Hạ Long chủ trì phối hợp các ngành, đơn vị liên quan xem xét lại quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy Di sản Vịnh Hạ Long. Liên quan đến bến cảng, các ngành chức năng cần tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định theo Thông báo số 31 của UBND tỉnh, cương quyết không để xảy ra cháy tàu, đắm tàu.

NHẬT LAM (tổng hợp)

 

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích